Friday, July 29, 2016

CHỨNG MINH HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Trong nội bộ Trung Quốc bắt đầu có sự phân hóa rất mạnh, sau khi chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính Trung Hoa chỉ ra rằng Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi.
Có tới trên 50 bản đồ Hoàng Sa và 170 bản đồ cổ Trung Quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm, và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ, cuối tuần qua. Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho tất cả những ai tham dự cuộc hội thảo phải thán phục, trong đó, có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung Quốc Đại Lục phải ngả mũ.
Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa, khi mà Thắng đã cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ năm 2010. Được biết cha ruột của Thắng trước đây công tác tại đội xe hút hầm cầu tỉnh Bình Dương, ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới.

Các tài liệu của Thắng có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung Quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt Nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung Quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau Công Nguyên. Tất cả đều chỉ ra rằng điểm Cực Nam của Trung Quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung Quốc vào năm 1933, cũng công nhận lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.
Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới, do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa Đại Lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung Quốc Đại Lục bắt đầu có dấu hiệu phân hóa nao núng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung Quốc Đại Lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với CS do Mao Trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.
Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế thâm độc, mượn gió bẻ măng và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền CS Trung Quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã trót cố đấm ăn xôi. Giờ mà bỏ đi thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền, còn nếu họ cố gắng chiếm lấy, thì họ phải đối mặt với thách thức không chỉ là của các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên: Người Việt thật quá tài năng ! Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ… Thật đáng ngưỡng mộ ! Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mâu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trao đổi với các phóng viên, anh Thắng cho biết: Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung Quốc Đại Lục đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền CS Trung Quốc che đậy và dẫn dắt thông tin.
“Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

TRẦN PHƯỚC ĐẠT, Bloomington, MN, Hoa Kỳ
(Ephata 704)

No comments:

Post a Comment

Comment