1. TÌM
HIỂU NGUYÊN NHÂN
Hãy xem xét các động thái và các yếu tố của trẻ có thể khiến chúng cư xử như vậy để trả lời các câu hỏi: Cách cư xử đó của trẻ xảy ra bao lâu? Cách cư xử này có thay đổi so với trước? Trẻ có gì ức chế, không không nói ra được? Cùng với việc tìm hiểu, hãy nói chuyện với các giáo viên, chuyên viên tư vấn. Sau đó, hãy cởi mở tâm sự với trẻ. Hãy phân tích để trẻ hiểu rằng đánh nhau hoặc cư xử phá rối là xấu để giúp trẻ nhận thức vấn đề.
2. KHÔNG BÊNH CON
Hãy giúp trẻ khi cần, không nên bênh con. Nhiều phụ huynh chỉ vì thương con không hợp lý nên hành động thái quá mà vẫn tưởng mình đúng. Hãy giúp trẻ khi trẻ cần. Điều không nên làm là tự đưa mình vào tình huống đó để bảo vệ trẻ, gọi là “bênh con.” Điều này khiến trẻ ỷ thế và được nước làm tới, khiến trẻ càng cư xử tệ hơn.
3. NHỜ GIÚP ĐỠ
Hãy bắt đầu giúp trẻ bằng cách nhờ người
đáng tin cậy và biết rõ con mình – chẳng hạn như giáo viên. Nếu người đó không
thể giải quyết vấn đề, hoặc vấn đề quá nghiêm trọng đến mức đe dọa sự an toàn
của trẻ, hãy tìm người để nhờ tư vấn có vấn đề về về sinh học hay không.
4.
NHẤN MẠNH ĐIỂM TÍCH CỰC
Bị coi là “kẻ phá rối,” trẻ có thể mất tự
tin và trở nên hung dữ, theo kiểu “cùi không sợ lở.” Hãy nhấn mạnh các các điểm
mạnh ở trẻ, đồng thời hãy cho trẻ biết rằng bạn cương quyết không tha thứ các
cách cư xử xấu.
5.
XỬ LÝ DẦN
Hãy chú ý vào MỘT cách cư xử nào đó của trẻ.
Nếu tập trung vào vài cách cư xử một lúc, bạn sẽ không bao giờ có thể mong trẻ
thay đổi. Nhà tâm lý giáo dục Michelle Borba nói: “Hãy kiên nhẫn. Không ai có thể thay đổi ngay, trẻ cũng vậy. Rồi bạn sẽ
thấy mức độ thay đổi ở trẻ tiến bộ từng ngày.”
TRẦM
THIÊN THU
(Theo WebMD.com)
[Đăng báo PHỤ NỮ VIỆT NAM, số 48 (4252), xuất bản ngày 20-4-2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment