Ai ra lệnh giết anh em ông Ngô Đình Diệm? Ai cầm súng cầm dao hạ sát hai ông ấy? Từ trước đến nay dư luận đều đổ vào cho hai người đó là tướng Dương Văn Minh và Đại úy Nguyễn Văn Nhung.
Về tướng Dương Văn Minh có nhiều tài liệu đã viết. Còn chuyện đại úy quân đội VNCH Nguyễn Văn Nhung sống chết như thế nào chưa có nhiều người biết.
Đảo chánh lật đổ chế độ Diệm chưa đầy 100
ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi
làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn
Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung - cháu gọi ông Diệm bằng cậu), những người
làm “chỉnh lý” bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên
thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963).
Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng
của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu
tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn
Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám,
ông Nhung tự vận bằng dây giày”.
Là một trong những người lãnh đạo cuộc “chỉnh
lý 30.1.1964”, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông
như sau:
Trời
sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy đảo chánh (“chỉnh lý”) những
người mà họ cho là không ít thì nhiều “có tội với đất nước” (Sau này ông Khánh
đã đặt ra những tội “trung lập” và “thân cộng” gán cho họ). Trong số này
tôi (Nguyễn Chánh Thi) thấy có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung
tướng Dương Văn Minh.Thiếu tá Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về
việc “tại sao, và bằng cách nào, đã quyết định giết chết ông Nhu và ông Diệm.
Thiếu tá Nhung khai hoàn toàn không biết gì về quyết định của Hội đồng Quân
nhân Cách mạng cả.
Ông ta đã thuật lại việc giết hai ông Diệm,
Nhu như sau:
Khi
đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay
trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ
lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung)
rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát.
Tôi
(Nhung) được lệnh đi theo Đoàn Thiết giáp lên đón hai ông Diệm, Nhu, sau khi
được tin hai ông này từ một nhà thờ ở Chợ Lớn gọi điện thoại xin đầu hàng. Đoàn
Thiết giáp do trung tá Nghĩa chỉ huy. Có một số sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi
theo, trong đó có thiếu tá Đày. Trách nhiệm tổng quát chỉ huy vụ này là
thiếu tướng Thu (?).
Đoàn
Thiết giáp lên đến ngôi nhà thờ Chợ Lớn thì hai anh em ông Diệm ngoan ngoãn lên
xe (xe M113 thiết giáp). Xe chạy về ngã Saigon. Đi được chừng 500 thước thì từ
phía Saigon chạy ngược lên một đoàn mấy cái xe Jeep, trên đó có thiếu tướng
Thu. Khi hai đoàn xe gặp nhau, đậu cách nhau chừng 30 thước, thiếu tướng Thu và
đoàn tùy tùng xuống xe. Lúc đó bên đoàn thiết giáp có ý chờ đợi thiếu
tướng Thu cho lệnh về việc xử trí với anh em ông Diệm như thế nào. Từ đằng xa
họ thấy tướng Thu đưa lên một ngón tay trỏ. Bên đoàn xe thiết giáp dự đoán rằng
ông ta ra lệnh giết một trong hai anh em ông Diệm. Họ còn đang ú ớ muốn hỏi lại
cho rõ, xem phải giết người nào, thì đồng bào ùa đến xem quá đông. Bên đoàn xe
thiết giáp bắt đầu lo ngại về an ninh của anh em ông Diệm cũng như về an ninh
của chính họ (Họ nghĩ rằng dư đảng Cần Lao có thể trà trộn giải vây cho anh em
ông Diệm, hoặc dân chúng phẫn uất có thể giết chết hai ông này). Họ muốn chạy
băng qua để hỏi lệnh cho rõ, nhưng dân chúng vây chặt, không thể nào đi được.
Khi
đó lại thấy tướng Thu đưa lên hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay
trái, với hai ngón khép lại với nhau, chỉ vào hai ngón tay của bàn tay phải giơ
lên. Họ nghĩ rằng ông ra lệnh bắn cả hai anh em ông Diệm. Tôi (thiếu tá Nhung)
rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát. Sau đó hăng máu bồi thêm cho
ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Đồng thời đoàn xe thiết giáp được lệnh dẹp đường
chạy về Bộ Tổng Tham mưu. Cùng lúc, tướng Thu cũng cho đoàn xe quay đầu chạy
trước đoàn xe thiết giáp cùng hướng về Bộ Tổng Tham mưu. Trong lúc xe chạy thì
thiếu tá Đày cúi xuống lấy cái cặp của ông Diệm, nói là sẽ đem về trình Hội
đồng Quân nhân Cách mạng. Dường như trong cặp ấy có nhiều đồ vật, tài liệu quý
giá.
Cuối tờ khai, Thiếu tá Nhung kết luận:
“Tôi
chỉ vì hăng say theo lệnh cấp trên mà đã làm như thế”. Nội trong đêm, sau khi làm tờ khai,
Thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của
mình thắt cổ tự sát. Tôi (Nguyễn Chánh Thi) được tin, không khỏi ngậm ngùi
cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên, không lường được hậu quả
to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị hướng dẫn, đến khi một mình
chịu tội một mình thác oan…” [1]
Đoạn trích trên đây có lời tự thuật của thiếu
tá Nhung - người được xem là xạ thủ đã giết chết anh em ông Ngô Đình Diệm.
Không rõ ông Thi ghi lại bản tự thuật đó có trung thực hay không, vì sau lần tự
thuật đó thiếu tá Nhung không còn ở trên đời nên không thể kiểm chứng được. Giả
như bản tự thuật đó trung thực thì ta thấy thiếu tá Nhung vào giờ phút nguy nan
nhất vẫn rất bình tĩnh:
1. Nhận hết trách nhiệm về việc hạ sát anh em
ông Ngô Đình Diệm.
2. Khẳng định “không biết gì về quyết định
của Hội đồng Quân nhân Cách mạng” để tránh những rắc rối đối với tướng Dương
Văn Minh. Tất cả những người có liên quan đến vụ đi bắt và giết anh em ông Diệm
đều được khai với những cái tên hoàn toàn không có trong thực tế, về cấp bậc và
nhiệm vụ cũng sai để những người nầy khỏi phải bị nêu tên thật trong bất cứ
hoàn cảnh nào:
Ví dụ Nhung khai:
- Trung tá Nghĩa chỉ huy đoàn thiết giáp (sự
thực là đại úy Dương Hoà Hiệp).
- Thiếu tá Đày sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu đi
theo (trong đoàn không có ai tên là Đày cả, chỉ có thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa
(lúc đi bắt ông Diệm, Nghĩa mới đeo lon đại úy); theo Nhung thiếu tá Đày là
người “lấy cái cặp của ông Diệm nói là sẽ đem về trình Hội đồng Quân nhân Cách
mạng”.
- Thiếu tướng Thu trách nhiệm tổng quát
chỉ huy vụ nầy (sự thực trong Hội đồng tướng lãnh tham gia đảo chánh
không có ai tên là Thu cả mà là thiếu tướng Mai Hữu Xuân - người được tướng
Dương Văn Minh cử đi theo dõi đoàn xe “rước anh em tổng thống Diệm”.
Sau ngày chỉnh lý 30.1.1964, có dư luận cho
rằng đại tá Thi đã tham gia vào việc đánh đập tra tấn Nguyễn Văn Nhung đến
chết. Trong hồi ký, Nguyễn Chánh Thi cho biết: “Sau khi làm tờ khai, thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ
Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát”. Và tướng Thi tỏ ra
ngậm ngùi thương tiếc: “Tôi được tin,
không khỏi ngậm ngùi cho số kiếp của một sĩ quan trung thành với cấp trên,
không lường được hậu quả to lớn của việc mình làm, không có ý thức chính trị
hướng dẫn, đến khi một mình chịu tội một mình thác oan”.
Tôi (NĐX) không nghĩ tướng Thi cố ý
viết đọan hồi ký nầy để đính chính dư luận nghi ngờ ông đã tham gia vào việc
tra khảo Nguyễn Văn Nhung. Vì thế tôi đã tìm gặp bà Huỳnh Thi Nhi vợ góa của
thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sống với gia đình ở quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Bà quả phụ
Huỳnh Thị Nhi cho biết: khi được báo tin chồng chết bà đến nhận xác chồng ở
Bệnh viện Cộng Hòa, nhưng các bác sĩ pháp y không ai dám xác nhận chồng bà đã
chết bằng cách gì. Ngay cả bác sĩ Nicola Võ Minh Kỵ làm giám đốc Bệnh viện Cộng
Hòa có bà con với gia đình bà cũng đóng cửa phòng để tránh việc phải xác nhận
về cách chết của Nguyễn Văn Nhung. Nếu ông Nhung tự tử bằng dây giày thì việc
xác nhận có gì khó khăn đâu để những người có trách nhiệm trong pháp y sợ hãi
phải từ chối né tránh đến vậy?
Bà Huỳnh Thị Nhi cho biết thêm khi khâm liệm
ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím,
có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù
bằng những đòn đấm đá của nhiều người nên các bác sĩ pháp y không dám xác nhận
chăng? Bà Nhi khẳng định chồng bà bị tra khảo mà chết chứ không phải tự
sát bằng dây giày như đại tá Thi đã viết. Theo báo Dân Ý xuất bản ở
Sài Gòn, từ số 140 ngày 01.10.1970 đến số 160 thì thiếu tá Nhung đã “bị đá bể
lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em
tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”.
Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm như thế
nào báo Hồn Việt số ra mắt (tháng 7-2007) đã đề cập rõ và cái chết
của Nguyễn Văn Nhung - người bị dư luận qui kết là thủ phạm đã gây ra hai cái
chết trên chưa được bạch hóa. Nguyễn Văn Nhung bị “ép cung” đã phải viết ra bản
“cung khai” nêu trên chứng tỏ dư luận qui kết cho Nhung là có cơ sở. Qua bản
“cung khai” do kẻ thù của Nhung công bố giúp cho những người quan tâm lịch sử
thấy được bản chất “anh hùng hảo hớn” của Nhung. Nguyễn Văn Nhung không phải là
một người tầm thường. Người nói đúng được bản chất của Nguyễn Văn Nhung không
ai khác là chính đại úy Đỗ Thọ - người đối đầu số 1 của Nguyễn Văn Nhung trước
giờ anh em ông Ngô Đình Diệm bị bắt lên xe thiết giáp M113 trước Nhà thờ Cha
Tam, Chợ Lớn.
Sau khi nghe Nguyễn Văn Nhung bị bắt và bị
giết để trả thù cho anh em ông Ngô Đình Diệm, Đỗ Thọ viết trong nhật ký: “Đối
với tôi thiếu tá Nhung nổ súng vào đầu tổng thống Ngô Đình Diệm phải vất vả
lắm. Thiếu tá Nhung rất can đảm lắm mới dám bắn như thế… Thiếu tá Nhung còn là
người “chịu cam số phận”. Đáng ra trong hồ sơ khẩu cung sau ngày chỉnh lý
30.1.64, thiếu tá Nhung phải khai thêm một sĩ quan đồng lõa tên Nghĩa nữa,
nhưng không hiểu tại sao thiếu tá Nhung lại không tiết lộ. Phải chăng vị sĩ
quan cận vệ của tướng Dương Văn Minh là một anh hùng vì bạn bè. Dù sao một sĩ
quan trung thành như thế cũng đáng trọng vậy”. [2]
Theo NGUYỄN ĐẮC XUÂN (Một Thế Giới)
[1] Nguyễn Chánh Thi, VIỆT NAM -
Một trời tâm sự, Nxb Anh Thư, California (USA) 1987, tr. 230-1
[2] “Nhật ký Đỗ Thọ”, Nxb Đồng Nai,
SG. 1970, tr.331. Nhân đây cũng xin nói thêm một chút về Đỗ Thọ. Đỗ Thọ nguyên
là một phi công lái tàu bay vận tải của quân đội Sài Gòn, được chuyển qua làm
sĩ quan tùy viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đỗ Thọ tuyệt đối trung thành và
tận tụy với ông Diệm. Sau khi ông Diệm bị bắt và bị giết (2.11.1963), Đỗ Thọ
trở lại nghiệp bay. Thọ rất thương tiếc cho cái chết của Tổng thống Diệm và đã
thổ lộ tâm sự của mình trong cuốn hồi ký mang tên “Nhật ký Đỗ Thọ”. Ngày
14.2.1964, trong một chuyến bay đón “thủ tướng” Nguyễn Khánh tại Đà Nẵng, Đỗ
Thọ đã tử nạn trên không phận Quảng Nam. Năm đó Thọ mới 29 tuổi, chưa có vợ
con, chỉ để lại cho gia đình cuốn hồi ký “Nhật ký Đỗ Thọ”. Năm 1970, một người
em đã “sưu tầm và xuất bản” tập hồi ký nầy. (Theo Đỗ Mậu, Sđd).
Là một sĩ quan tùy viên, Đỗ Thọ đem hết trí lực để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Diệm. Cho nên, hơn ai hết Đỗ Thọ hiểu được những khó khăn của sĩ quan tùy viên Nguyễn Văn Nhung trong cố gắng hòan thành lệnh của tướng Dương Văn Minh giao. Đỗ Thọ không thù ghét người đã giết chủ của mình mà ngược lại có lời khen đúng đắn đối với một đồng nghiệp. Bởi vì Nguyễn Văn Nhung không những là người rất can đảm trong nhiệm vụ khó khăn mà còn tỏ ra hào hiệp nhận hết trách nhiệm về mình để tránh những hệ lụy cho người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment