Giáo dục là điều cần thiết. Kinh Thánh khuyên: “Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ.” (Cn 22:6) Và “qua việc làm, mà người ta biết được tính hạnh đứa trẻ có trong sáng thẳng ngay.” (Cn 20:11)
Tiền nhân cũng nói: “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi.” Tất nhiên phải hiểu rằng đánh trẻ con với lòng yêu thương chứ không đánh vời lòng giận ghét, vì “tâm trí trẻ con vốn dại khờ, lấy roi sửa phạt là giúp nó nên khôn.” (Cn 22:15) Vả lại, “lấy roi đánh nó là cứu nó khỏi âm ty.” (Cn 23:14)
Nhà giáo dục Carmel Wynne nói: “Khi cha mẹ không chân thật với con cái hoặc thường xuyên không giữ lời hứa, điều đó có thể phá hủy niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ.” Dạy con cái chân thật và trung thực là một trong những nhiệm vụ khó nhất đối với các bậc cha mẹ ngày nay. Dù chúng ta chấp nhận điều đó hay không, chúng ta vẫn sống trong một xã hội mà việc nói dối được chấp nhận như một phần bình thường của cuộc sống hàng ngày. Người ta cho rằng ai cũng nói dối, vậy vấn đề là gì?
Cách “nói dối trắng” (nói dối vô hại) hầu như
không được coi là nói dối. Nó được coi là giao tiếp không chân thật nhưng được
coi là khí cụ hữu ích để thoát khỏi tình huống khó xử. Quan điểm phổ biến là
“điều gây thiệt hại.” “Nói dối trắng” được dùng để làm ngơ cảm giác của ai đó
hoặc tránh làm thất vọng một đứa trẻ, để ngăn chặn tình huống xảy ra, hoặc để
bảo vệ một nhân viên có thể gặp rắc rối.
Dĩ nhiên, sự thật là hầu như mọi người đều
nói dối, nhưng đa số các bậc cha mẹ không biết sự dối trá lan rộng trong gia
đình mình tới mức nào. Ngày nay, tôi không có ý gây “sốc” mọi người hoặc làm
mọi người cảm thấy mình đang bị phê phán. Tôi chỉ có ý thu hút mọi người chú ý
đến vấn đề xảo quyệt tăng lên khiến trẻ em cảm thấy không an toàn, hủy hoại
niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng
biết: “Lỗ nhỏ làm đắm thuyền.”
LỜI HỨA QUAN TRỌNG
Nếu một đứa trẻ phải xử lý với người cha/mẹ
luôn đổi ý, vấn đề có thể có hệ quả rất khác. Trường hợp Kim Yến là một ví dụ.
Kim Yến muốn mặc chiếc quần jean và áo sơ-mi
trắng đi học vi tính. Em xin mẹ chuẩn bị sẵn cho em sau khi em đi học ở trường
về, nhưng khi em về thì người mẹ nói không có thời gian ủi đồ cho em nên bảo em
mặc đồ khác. Em thất vọng và khóc, người mẹ la rầy: “Đừng ồn ào về chuyện nhỏ nhặt như vậy. Áo sọc kia cũng hợp với quần jean
vậy!” Niềm tin của Kim Yến đã bị giảm sút!
PHÁ VỠ NIỀM TIN
Người cha sẽ đón con gái từ lớp tin học, và
Kim Yến biết cha mình thường đến trễ, không bao giờ người cha đến đón con gái
đúng giờ như đã hứa. Dễ hiểu lý do khiến Kim Yến có thói quen thay đổi giờ
giấc, vì em phải thay đổi để không phải chờ người cha đến đón, và tại sao người
cha thất vọng khi ông đến trễ?
Dĩ nhiên, đó không phải lỗi của người cha, có
thể do kẹt xe hoặc lý do khách quan nào đó! Giao thông ngày nay như mớ bòng
bong, ùn tắc giao thông là chuyện thường xuyên, thậm chí có khi phải mất hàng
giờ để chỉ nhích được vài chục mét. Nghĩa là sau khi người cha đón Kim Yến, ông
phải đi đường vòng để về nhà vì ông còn phải làm việc khác. Kim Yến buồn vì
không xem được bộ phim tuổi học trò mà em đang say mê theo dõi, nhưng em phải
nén nỗi thất vọng vì sợ cha mẹ thất vọng nếu em có tỏ ra bực tức, mà cha mẹ lại
luôn cho đó là “chuyện nhỏ”!
NÓI DỐI GÂY BẤT AN
Theo một cách dối trá, việc chấp nhận thất
hứa và “nói dối trắng” làm tổn hại niềm tin trong các mối quan hệ, đồng thời
gây ra nhiều sự bất an và nỗi đau không đáng có. Hãy nhìn những người xung
quanh và bắt đầu nhận thức về vô số cách mà xã hội chúng ta thấy để tích cực
hành động đối với những gì chúng ta thấy và nghe – tạm gọi là động thái thính
thị. Chúng ta quá quen với những người luôn cố gắng biện minh cho hành động sai
trái của mình. Họ liệt kê đủ lý do để chúng ta tin họ nói thật, họ không hề dối
trá hoặc vô trách nhiệm, thực ra họ đang loại bỏ các hệ quả của sự thật. Chúng
ta vẫn thường nói: “Một sự bất tín, vạn
sự không tin.” Lẽ nào không thực hành?
HÌNH ẢNH CŨNG CÓ THỂ DỐI TRÁ
Sợ trễ giờ nên người cha chạy nhanh, bất chấp
tín hiệu giao thông. Điều đó cũng gây ấn tượng xấu ở trẻ, vì ngược với những
điều nó được học ở trường. Trẻ rất chân thật vì còn trong trắng, môi trường xã
hội khiến chúng dần dần biến đổi theo vô thức. Trăm nghe không bằng một thấy.
Lời được nghe có thể dễ bị quên, nhưng hình ảnh hiển nhiên đập vào mắt thì khó
quên. Hình ảnh thật đó tạo nên ảo giác về sự hoàn hảo, trẻ sẽ cho đó là ảo
tưởng hoặc không tưởng. Rất nguy hiểm!
Trong thế giới thực tế, không có con người
hoàn hảo – vì “nhân vô thập toàn,” vậy cũng không có những cha mẹ hoàn hảo. Dĩ
nhiên, con cái sẽ cảm thấy thất vọng khi chúng được dạy phải hy vọng thú vị
không cụ thể hóa. Nguy hiểm là chúng sẽ cảm thấy không thể tin những lời hứa
của cha mẹ nếu điều thất hứa thường xuyên xảy ra. Có đáng tiếc khi nhiều cha mẹ
không biết điều này?
Người ta nói rằng máy quay hình không nói
dối, nhưng đó là thời chưa có máy quay hình kỹ thuật số. Ngày nay người ta có
thể dùng photoshop để “dựng” nhiều chuyện tày trời mà phải chuyên nghiệp lắm
mới có thể phát hiện. Chỉ một cái nhấp chuột là người ta có thể “đổi trắng thay
đen.” Điều đó tưởng như chỉ có trong phép lạ. Kỹ thuật nhiếp ảnh ngày nay có
thể làm được “điều kỳ diệu,” có thể lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong nháy
mắt, biến Thị Nở thành Tây Thi.
VĨ NGÔN
Trong mỗi gia đình luôn có nhiều tình huống
xảy ra, cha mẹ có thể giải thích giúp con cái hiểu đúng để chúng không ảnh
hưởng xấu từ cách cư xử không kiên định của người lớn. Ngoài xã hội cũng luôn
có những chuyện khiến trẻ có thể “nghi ngờ” – tận mắt chứng kiến chuyện thật,
xem ti-vi, nghe radio, đọc báo, nghe kể lại,… Khi trẻ sống với người cha/mẹ hay
thay đổi, không giữ lời hứa (dù điều nhỏ), trẻ biết rằng nó không thể tin những
gì cha mẹ nói. Cha Mẹ không dạy con cái nói dối nhưng chúng đã trải nghiệm và
tự động tiêm nhiễm vào tiềm thức, và cứ thế chúng sẽ coi việc dối trá là bình
thường, không còn cảm giác ray rứt về điều xấu. Con cái không tin cha mẹ thì sẽ
cảm thấy bất an. Bây giờ chúng ta có thể cảm thông với những cha mẹ “quá tải”
với công việc, họ cảm thấy khó làm những việc gia đình như nấu ăn, rửa chén,
giặt giũ và ủi quần áo.
Nói chung, rất cần thiết phải giữ lời hứa.
Cách giữ lời hứa tốt nhất là “không hứa.” Hứa thì phải làm, đừng hứa cho xong
lần, hứa suông! Giữ lời hứa là tự trọng, không tự trọng thì không được người
khác tôn trọng. Người không giữ lời hứa thì không đáng tin, dù đó là ai. Càng
ít thất hứa càng tốt, không “hứa cuội” là tốt nhất, điều này sẽ ảnh hưởng tích
cực tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái – và các mối quan hệ khác.
Lời nói phải đi đôi với việc làm: Ngôn hành
song song. Càng lớn càng phải giữ lời hứa. Giữ lời hứa là tôn trọng người khác,
mà có tự trọng thì mới khả dĩ tôn trọng người khác. Đây là vấn đề: LÀM THẬT,
KHÔNG NÓI SUÔNG! Cha mẹ giữ lời hứa với con cái là làm gương cho con cái sống
ngay thẳng từ nhỏ, để lớn lên chúng mới biết sống đàng hoàng, sống hữu ích cho
chính bản thân, cho gia đình, cho xã hội, và cho cộng đồng.
Kinh Thánh xác định: “Kẻ ghét con mới không dùng roi vọt, người thương con sẽ lo sửa phạt
con.” (Cn 13:24) Quá đáng lắm mới phải dùng roi vọt, bất đắc dĩ mà phải đành
nghiêm trị vì “roi dành cho ngựa, hàm thiếc cho lừa, đòn vọt dành cho lưng đứa
ngu xuẩn.” (Cn 26:3) Chính “vết thương nhức nhối tẩy sạch điều gian ác, và roi
vọt thấu đến tận cõi lòng.” (Cn 20:30)
Cách giáo dục cũng khác đối với người khôn và
kẻ dại: “Trăm roi đánh người dại không
bằng một lời mắng người khôn.” (Cn 17:10) Với lòng thương khi giáo dục thì không
sợ “quá tay” khiến trẻ con tổn thương thể lý: “Đừng ngại gì khi phải phạt trẻ con, nếu con đánh nó bằng roi, nó đâu
có chết.” (Cn 22:13) Cha mẹ nên nhớ điều này: “Có chịu đòn chịu mắng mới nên khôn, trẻ con thả lỏng gây tủi buồn cho
mẹ.” (Cn 29:15) Vì thế, “hãy sửa phạt con, nó sẽ cho bạn được thảnh thơi và
khiến lòng bạn vui sướng.” (Cn 29:17)
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment