Các học sinh Phần Lan đang được hưởng nền giáo dục thành công nhất trên thế giới. Theo nghiên cứu năm 2003 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD – Organisation for Economic Cooperation and Development), học sinh Phần Lan đứng đầu trong 40 quốc gia về khoa học và khả năng đọc – viết. OECD đưa ra trắc nghiệm PISA trên 250.000 học sinh khắp thế giới và thu được kết quả trên.
Các trường học ở Phần Lan không chỉ đứng đầu về trắc nghiệm của tổ chức OECD mà còn thành công trong việc giáo dục các học sinh yếu kém và làm giảm mức chênh lệch học tập giữa nam và nữ sinh.
Phần Lan không theo “kế sách” của các nhà giáo dục ở các nước khác – như kiểm tra gắt gao, bắt học nhồi nhét, nhấn mạnh vào cơ bản hoặc áp dụng kỷ luật “sắt”. Học sinh Phần Lan hoàn toàn học ở trường công, học trễ tuổi hơn các học sinh ở nước khác (7 tuổi mới đi học) và học chỉ 30 giờ mỗi tuần – kể cả bài tập về nhà. Trong khi đó học sinh Hàn Quốc học 50 giờ/tuần, vậy mà làm trắc nghiệm PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.
Các trường học ở Phần Lan không chỉ đứng đầu về trắc nghiệm của tổ chức OECD mà còn thành công trong việc giáo dục các học sinh yếu kém và làm giảm mức chênh lệch học tập giữa nam và nữ sinh.
Phần Lan không theo “kế sách” của các nhà giáo dục ở các nước khác – như kiểm tra gắt gao, bắt học nhồi nhét, nhấn mạnh vào cơ bản hoặc áp dụng kỷ luật “sắt”. Học sinh Phần Lan hoàn toàn học ở trường công, học trễ tuổi hơn các học sinh ở nước khác (7 tuổi mới đi học) và học chỉ 30 giờ mỗi tuần – kể cả bài tập về nhà. Trong khi đó học sinh Hàn Quốc học 50 giờ/tuần, vậy mà làm trắc nghiệm PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.
Giáo dục Phần Lan thành công có lẽ nhờ các yếu tố sau:
1. Các giáo viên Phần Lan được đào tạo tốt nhất thế giới. Mặc dù lương giáo viên không “hấp dẫn” (giáo viên trung học được khoảng 58.000 USD/năm, tùy mức thâm niên), chuyên môn vẫn cần ưu tiên cao. Các trường đại học chọn lựa giáo viên kỹ hơn luật sư và bác sĩ.
2. Các giáo viên được quyền tự do cá nhân. Họ được tự do áp dụng phương pháp sư phạm mà họ muốn, tự trù liệu giáo án và tự chọn sách giáo khoa. Khi được đứng lớp, giáo viên không bị thanh tra hoặc bị đánh giá thường xuyên.
3. Không tiêu chuẩn hóa các bài kiểm tra. Nhiều nước tin rằng nhờ chú trọng việc kiểm tra mà nền giáo dục của họ sẽ tốt hơn, nhưng thực ra không phải vậy. Kiểm tra nhiều quá sẽ khiến giáo viên chỉ dạy để kiểm tra học sinh, học vì thi cử. Việc học không thể căn cứ vào kiểm tra. Có thể có bằng cấp mà không có năng lực.
4. Các học sinh được dạy cách tự đánh giá. Nhiều trường tiểu học cho học sinh xem bảng đánh giá hằng tuần. Bên mỗi lời nhận xét, học sinh tự đánh giá bằng cách cho điểm, rồi gắn thêm hình mặt vui hay buồn bên cạnh. “Điều này giúp học sinh nghĩ về những gì chưa đạt và điều gì cần cố gắng vào năm sau”, đó là nhận xét của Tuomas Siltala, 18 tuổi, đã tốt nghiệp tháng 5-2005.
5. Các học sinh được khuyến khích tự lập. Kirsti Santaholma, giáo viên tiếng Pháp tại Trường Itakeskus từ năm 1982, thuộc ngoại ô Helsinki, nói: “Chúng tôi cố gắng làm cho học sinh tìm thông tin riêng hơn là học từ sách giáo khoa. Tự tìm thông tin mới thực sự là học”. Giáo viên ít phải giảng bài.
6. Không khí học tập sinh động và thoải mái. Học sinh không phải đến trường học phụ đạo hoặc học thêm, chỉ học chính khóa. Giáo viên Richard Cousins nói: “Quá nhiều áp lực khiến học sinh thụ động. Các học sinh luôn có trách nhiệm và tự trọng vì chúng tôi cho học sinh tự do, không cần điểm danh”.
7. Các học sinh yếu được giúp đỡ tận tình. Có thể đây là thành tựu nhất của Phần Lan. Theo phát hiện của PISA, các trường ở Phần Lan có độ chênh lệch kiến thức rất nhỏ. Các học sinh yếu luôn có cơ hội vươn lên.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment