Tỷ lệ ly hôn tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 50%, rõ ràng là không dễ xây dựng mối quan hệ phu thê bền vững lâu dài. Khi hai người có niềm tin khác nhau, thách thức có thể rất khó vượt qua. Với tình yêu, sự tôn trọng và thỏa thuận hợp lý, hôn nhân khác đạo vẫn có thể hạnh phúc.
Hãy ghi nhớ
mấy điều cần thiết này:
1. CỞI MỞ GIAO TIẾP
Hôn nhân khác tôn giáo có thể thành công nếu
hai vợ chồng duy trì lời thề hứa khi đối mặt với các thử thách và luôn chân
thật với nhau. Mặc dù nên nói chuyện cởi mở về sự khác nhau về tôn giáo trước
khi kết hôn, không bao giờ quá trễ để bắt đầu cuộc đối thoại. Trong cuốn A
Non-Judgmental Guide to Interfaith Marriage (Hướng dẫn Hôn nhân Liên tôn), tác
giả Steven Carr Reuben khuyến khích sự giao tiếp bằng cách nhắc các vợ chồng
“luôn yêu thương nhau khi nói chuyện về tôn giáo.” Cần phải nhớ rằng tình yêu
là phẩm chất có giá trị của mọi tôn giáo. Nếu bạn ngại nói về niềm tin, hãy cho
nhau biết mà không biết cách bắt đầu hoặc bắt đầu từ đâu. Bạn càng cởi mở thì
càng tốt cho cả hai.
2. BIẾT RÕ NIỀM TIN CỦA NHAU
Trong cuốn Interfaith Families: Personal
Stories of Jewish-Christian Intermarriage (Gia đình Liên tôn: Các Câu chuyện về
Hôn nhân giữa Do Thái giáo và Kitô giáo), tác giả Jane Kaplan nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc tìm hiểu tôn giáo của nhau để có thể tôn trọng lẫn nhau.
Đặt ra các câu hỏi không chỉ để học hỏi kinh nghiệm, mà còn là cách xác định
chiều sâu của lời hứa đối với tôn giáo của mình. Đối thoại có thể hữu ích, với
điều kiện cả hai luôn tôn trọng và lịch sự với nhau. Cách tốt nhất là đặt ra
các câu hỏi cởi mở và chân thành.
3. THỎA THUẬN CÁCH GIÁO DỤC CON CÁI
Thảo luận cách nuôi dạy con cái nên bao gồm
vấn đề tôn giáo, vì tôn giáo gắn liền với giáo dục. Vợ chồng cần thống nhất
cách giáo dục con cái, vì điều đó ảnh hưởng các hoạt động khác của con cái. Vợ
chồng cần rạch ròi vấn đề này càng sớm càng tốt. Thỏa thuận và thống nhất với
nhau để giáo dục con cái tốt nhất. Tôn trọng nhau là bài học sống có giá trị
cao để con cái phát triển đúng về tâm sinh lý và tâm linh. Hảy hỏi con cái,
khuyến khích và giúp chúng biết cách tự quyết định.
4. GIỮ TRUYỀN THỐNG
Khi thảo luận về tôn giáo, mỗi người hãy nói
rõ về tôn giáo của mình với những ngày lễ nghỉ. Đối với một số người, những
ngày lễ nghỉ phải được tuân thủ. Ngay cả những người cho tôn giáo không quan
trọng, họ vẫn mừng lễ bằng cách nào đó, chẳng hạn cây Giáng Sinh hoặc Đàn
Menorah (đàn đa nhánh dùng trong đền thờ Do Thái cổ). Vợ chồng có thể thấy vui
mừng khi duy trì truyền thống tôn giáo của nhau, của cả bên nội và bên ngoại.
5. TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
Tác giả Naomi Schaefer Riley hướng dẫn nghiên
cứu cấp quốc gia về hôn nhân khác đạo. Bà phát hiện tỷ lệ cao về xung đột ở các
cặp vợ chồng không cùng tôn giáo, bà nói rằng “kết hôn với người khác đạo cần
phải biết rõ tôn giáo của người đó”. Chính Riley cũng có chồng khác đạo, bà
khuyến khích các cặp vợ chồng cần phải nghiêm túc và luôn tôn trọng tôn giáo
của nhau.
Tóm lại, hôn nhân khác đạo rất cần thỏa thuận
với nhau ngay từ đầu, và cả hai phải tuân thủ tuyệt đối sự thỏa thuận đó. Vợ
chồng có thể cảm thấy ít bị áp lực và tận hưởng hôn nhân bằng cách áp dụng
phương pháp khác nếu hoàn cảnh cho phép.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment