Viết về sự thăng trầm của Giáo hội Công giáo tại Hoa Kỳ là điều rất rắc rối, Russell Shaw đã làm sắc xảo về điều đó trong cuốn sách đã được Ignatius Press xuất bản, đó là cuốn “American Church: The Remarkable Rise, Meteoric Fall, and Uncertain Future of Catholicism in America” (Giáo hội Hoa Kỳ: Tăng đáng kể, Giảm một thoáng, Tương lai Công giáo Bất định tại Hoa Kỳ). Nhiệm vụ phức tạp không chỉ vì nhu cầu đối với sự phê bình chính xác về áp lực và xu hướng dẫn tới sự tục hóa sâu xa của Giáo hội tại Hoa Kỳ, mà còn vì mối nguy khi coi lịch sử là Hoa Kỳ duy nhất. Cuối cùng, điều tương tự đã xảy ra khắp miền Tây Mỹ.
Điểm cuối cùng
này không được tác giả Russell Shaw chính thức nói ra, nhưng vẫn khả dĩ chấp
nhận, vì chủ đề này là tình trạng Hoa Kỳ hơn là xu hướng phổ biến của Giáo hội
tại Tây phương như một tổng thể. Cuối cùng, Giáo hội Tây phương đang phát triển
ít là gấp đôi như Hoa Kỳ đã từng có. Tác giả Shaw đưa ra chứng cớ rằng tình
trạng Hoa Kỳ có có liên quan sâu xa tới sự thất bại phổ biến ở Âu châu và Tây
phương nói chung. Nhưng điểm nổi trội nằm ở cách miêu tả của tác giả về các yếu
tố liên quan Hoa Kỳ trong lịch sử buồn này, ví dụ:
– Thế kỷ 19, các
cuộc tranh luận về giá trị tương đối của Công giáo Do Thái (Ghetto Catholicism)
vì đối lập với xu hướng vào trong “mạch chính” của Hoa Kỳ, với các vị trí khác
nhau được các giám mục ủng hộ.
– Cuộc tranh luận
về tính tương hợp của “sự thử nghiệm Hoa Kỳ” (American experiment) với truyền
thống Công giáo, đặc biệt các sự liên can sâu xa về khái niệm của Hoa Kỳ đối
với sự tách rời giữa Giáo hội và nhà nước.
– Sự xung đột về
các vấn đề này giữa hai luồng tư tưởng được miêu tả bởi LM Isaac Hecker (Dòng
Thánh Phaulô) và tác giả Orestes Brownson.
– Việc ĐGH Leo
XIII kết án tà thuyết Mỹ hóa (Americanist Heresy) năm 1899, và phủ nhận một số
các vị lãnh đạo Giáo hội Hoa Kỳ rằng quan điểm bị kết án thực sự được ai đó tổ
chức tại Hoa Kỳ.
– Sự phát triển mạnh
về tổ chức và tăng quyền lực của Giáo hội khi số người Công giáo Hoa Kỳ tăng
lên.
– Loại bỏ các
thành lũy của thành phố để ủng hộ sự thay đổi của vùng ngoại ô.
– Áp lực của thế kỷ
20 đối với các trường đại học Hoa Kỳ phải vào “mạch chính” để được coi là tiêu
chuẩn đời.
– Sự cố chấp ngây
thơ của những “người khổng lồ” giữa thế kỷ 20 như John Tracy Ellis và John
Courtney Murray mà đường lối của Hoa Kỳ vẫn cấu thành sự hy vọng tốt nhất đối
với cả Giáo hội và nhân loại.
– Hầu như các sự
thích nghi khó có thể tránh vì ảnh hưởng chủ nghĩa tân thời, dẫn tới văn hóa
Công giáo của mối bất đồng và lên tới cực điểm trong nỗ lực chủ ý dùng “tinh
thần” của Công đồng Vatican II đối nghịch với văn bản thật để tái lập Giáo hội (một
phần rõ ràng của kiểu mẫu quốc tế).
– Sự suy sụp
của các giám mục Hoa Kỳ khi họ kêu gọi hành động đã khiến xuất hiện tài liệu
Land O’Lakes năm 1967, và rồi lại không nhận biết nhu cầu chính về văn hóa đời
sống sau khi Tông thư Humanae Vitae [*]
được ban hành năm 1968.
– Chủ thuyết giáo
quyền của Giáo hội Hoa Kỳ từ đầu theo sự ủy thác khả dĩ tiên báo trong tội đồng
lõa với việc lạm dụng tình dục (theo Shaw, đó cũng là kiểu mở rộng toàn cầu).
– Sự suy sụp về
tổ chức và nhân khẩu của Giáo hội sau cuộc cách mạng giới tính, và những đợt
sôi nổi canh tân đáng tin từ thập niên 1980, dẫn tới Công giáo phản văn hóa non
trẻ (nascent counter-cultural Catholicism) trong thời đại chúng ta.
Tôi nên đề cập một
tính riêng biệt của cuốn sách. Tựa đề của nó là “The Gibbons Legacy” (Di sản
Gibbons), nhân vật nổi bật là ĐHY James Gibbons của Baltimore đã ca tụng lời
hứa hẹn của Hoa Kỳ tại Rôma. Tại điểm nào đó, tiêu đề được mở rộng tới Giáo hội
Hoa Kỳ, nhưng có vẻ văn bản không bao giờ được biên tập sau đó. Lời cảm ơn,
lời giới thiệu, và các phần của văn bản chính giả định tựa đề cũ!
Điều này là sai
lầm lớn về xuất bản, nhưng thực sự không quan trọng. Tác giả Russell Shaw kể
chi tiết lịch sử một cách khéo léo và chính xác, với cách chọn lựa nổi bật về chất
liệu và chủ đề. Phán đoán của ông cân bằng và sắc sảo. Ông nắm bắt tính phức
tạp mà không mất tầm nhìn về các vấn đề rộng lớn được tạo ra bởi cách chọn lựa
sai. Ông kết luận rằng sự canh tân hiệu quả phải bắt nguồn từ sự thay đổi văn
hóa mới đúng mục đích.
Kết luận này cũng
tượng trưng cho sự phát triển được hoan nghênh về tư tưởng của ông từ năm
1993, khi ông viết cuốn sách về thuyết giáo quyền (cũng là tác phẩm
hay), đôi khi có vẻ thấy cách giải quyết theo cách cho Hội đồng Giám mục
Hoa Kỳ (USCCB – United States Conference of Catholic Bishops) thuê các giáo dân
đặc biệt làm chuyên viên hoặc phát ngôn viên về các vấn đề xã hội. Không có
cách nhìn đó ở đây. Chỉ trong hơn 200 trang, Giáo hội Hoa Kỳ cho độc
giả thấy lịch sử thăng trầm của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ, khỏa lấp khoảng
trống về xu hướng trí thức và văn hóa, mà không phải chịu rắc rối nhiều hơn và phải
đọc hàng ngàn trang nữa.
Tuy nhiên, chúng
ta vẫn phải trở lại điều đề cập trong cuốn sách này. Tôi nghi rằng các độc giả
ngoài Hoa Kỳ sẽ hiểu điều này, vì mỗi độc giả ngoài Hoa Kỳ hiện nay sẽ lầm bầm:
“Nhưng tại sao đây là câu chuyện của Hoa
Kỳ? Điều tương tự đã xảy ra ở đây.”
Quả thật, tác giả
Shaw đã nhấn mạnh nhiều vào sự thực tế mà các vấn đề riêng của Hoa Kỳ trong
cách kể của ông thực sự thay đổi nhiều về chủ đề chung trong toàn bộ văn hóa
Tây phương khi nó dần dần mệt mỏi và chết. Chẳng hạn, “điểm tương đồng” của Hoa
Kỳ là cách diễn tả riêng về vấn đề gia tăng “lộc thánh” tại các quốc gia Tây
phương. Áp lực Công giáo tại Hoa Kỳ là bỏ giai cấp hạng hai bằng cách tích hợp
thành nền văn hóa phi Công giáo ưu việt được lặp đi lặp lại tại các quốc gia
trên thế giới như tình trạng thú tội biến mất và trật tự công cộng càng trở nên
tục hóa hơn.
Cuộc tranh luận
giữa Hecker và Brownson về tính khả dĩ vố có trong thử nghiệm tại Hoa Kỳ (the
City on the Hill of freedom – thành phố trên đồi tự do) là ví dụ điển hình về
cuộc tranh luận diễn ra toàn cầu, quan điểm tục hóa về sự tự do đòi hỏi tự do
chính trị từ tôn giáo mà không công khai từ chối cơ hội cho tôn giáo hình thành
văn hóa. Sự phát triển của Giáo hội theo cơ cấu từ khi người Công giáo nhập cư
hàng loạt và tái sản sinh, theo sau là sự đồng hóa và giảm sút, có sự mau chóng
tại Hoa Kỳ, nhưng đó là câu chuyện trải qua một thời kỳ lâu dài ở khắp Âu châu.
Các cơ sở giáo
dục Công giáo Hoa Kỳ cảm thấy áp lực tương tự được sự đồng tình của những
trường học ngoài Công giáo, dẫn tới sự tục hóa của cả ban giảng huấn và các
chương trình của họ, khiến cả thế giới như xã hội bị tục hóa, khi Hoa Kỳ chịu
trách nhiệm về giáo dục, và khi các nhà giáo dục Công giáo tiêm nhiễm chủ nghĩa
hiện đại cảm thấy khó phân biệt đâu là vàng hay thau. Theo cách tương tự, các
tổ chức xã hội Công giáo càng ngày càng trở nên độc lập về tiền bạc và các giá
trị cộng đồng khi thuế má tăng và các cơ chế đối với việc diễn tả các vấn đề xã
hội tăng dần về tính chất thống kê.
Tác giả Russell
Shaw lưu ý và nhấn mạnh tính quốc tế của chủ nghĩa hiện đại. Ông biết đó là cách
phản ứng trí thức của các viện sĩ Công giáo khi cảm thấy mình trân trọng nhìn
vào văn hóa và có ý kiến rằng điều đó “thực sự là vấn đề.” Nó biểu hiện lòng
khao khát không đáng kể về tình trạng trong một thế giới càng ngày
càng ít người Công giáo hơn những năm trước. Ông cũng thoải mái công nhận rằng vấn
đề lạm dụng tình dục cũng tương tự ở thế giới Tây phương, nhưng ông giải
thích quyết định của ông về vấn đề đó trong Giáo hội Hoa Kỳ với ảnh hưởng
riêng đối với Hoa Kỳ. Do đó đã có các sự liên kết nào đó, hoặc không có. Nhưng
như tôi đã nói, mục đích của Shaw là kể chuyện về Hoa Kỳ; ông làm trước nhiều
nhiệm vụ khó khăn là giải thích lý do văn hóa Tây phương như một tổng thể xa
rời Đức Tin trong 500 năm qua.
Có những câu hỏi
không dễ trả lời, nhưng khi chúng ta thấy có vấn đề, chúng ta được Thiên Chúa
kêu gọi để sống và hành động theo cách của Đức Tin, và có những điều chúng ta
không thể biết. Chúng ta không thể biết sự khác biệt giữa thời kỳ phát triển
lâu dài của Công giáo, sau đó giảm sút và thấy có ít các thánh nhân trong thời
chúng ta, thậm chí ít người sống đạo đức. Mỗi giai đoạn lịch sử đều khác nhau nhưng
mỗi thời đều được Thiên Chúa quan phòng, có những sự quan phòng mà chúng ta
không thể hiểu. Trong cách phân tích, chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân
nhưng chúng ta không thể hoàn toàn hiểu tại sao người Công giáo, từ năm 700 tới
năm 1200, lại có thể tạo thành nền văn hóa Công giáo mạnh mẽ như vậy (dù không
có phương tiện hoàn hảo), và từ năm 1500 tới năm 2000, mặc dù có nhiều nỗ
lực anh dũng, Công giáo chỉ có thể làm chủ sự mất mát của nền văn hóa như vậy.
Thiên Chúa thấu
suốt mọi sự. Chúng ta không hề biết. Chúng ta không được kêu gọi để thành công theo
nghĩa thế gian. Chúng ta được kêu gọi để sống Đức Tin. Công giáo chiến thắng và
nổi trội, nhưng một nền văn hóa bị hiểu là phi văn hóa chính là văn hóa của
người nghèo và của những người bị xã hội ruồng bỏ (có cả bạn và tôi), văn hóa
này nên càng ngày càng có sức thu hút trở thành văn hóa nổi bật giữa đống
xà bần của xã hội.
Ngta nói rằng
người Mỹ càng ngày càng thực dụng hơn người Âu châu. Có thể câu chuyện tục hóa
của Âu châu có cách chọn lựa tinh tế về lý thuyết, còn chuyện của Mỹ xử lý qua
một chuỗi thỏa hiệp tự mãn với ảo giác đơn giản hóa. Đối với Âu châu và các
nước thực dân xưa, có giá trị lớn trong việc hiểu mỗi câu chuyện được mở
ra để chúng ta có thể nhân biết rõ hơn về các mối nguy hiểm mà chúng ta có xu
hướng làm ngơ, và để phản ứng các mối nguy đó bằng các quy luật Công giáo chính
xác và kiên vững.
Tác giả Russell
Shaw cung cấp câu chuyện đó cho người Mỹ, rất có giá trị. Nhưng cũng có rất
nhiều câu chuyện để kể, để biết, để hiểu rõ về chính mình và mối quan hệ với Thiên
Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Khi tập trung và trau dồi mối quan hệ đó, chúng ta sẽ
đúng theo cách chúng ta suy nghĩ và cầu nguyện, nói và hành động, mơ ước và sống.
Điều đó có tạo nên một thế giới Công giáo mới hay không là quyền của Thiên Chúa.
Điều này đủ cho thấy rằng một nền văn minh như vậy không thể phát triển từ cái
gì khác.
Nhưng thực ra
chúng ta phải ngừng quan ngại về nền văn minh Công giáo. Vấn đề thích hợp là chúng
ta có sẵn sàng sống đời sống Công giáo hay không. Sự sai lầm nghiêm trọng của cha
ông chúng ta, ít ra là tại Hoa Kỳ, là họ đã quan ngại về nền Văn minh Công giáo
– và họ nghĩ mình có dự phòng rồi.
TS JEFF MIRUS
TRẦM THIÊN THU (lược dịch từ CatholicCulture.org)
[*] Tông thư “Sự Sống Con Người” của ĐGH
Phaolô VI có phụ đề “Trật tự đúng cần theo trong việc Lưu truyền Sự sống.” Có
bốn phần trong tông thư: [1] Các khía cạnh mới của vấn đề; [2] Quyền hạn của
giáo quyền để giải quyết vấn đề; [3] Các nguyên tắc giáo lý; và [4] Các hướng
dẫn mục vụ. Một trong các điểm lớn được ĐGH Phaolô VI tái tuyên bố là Giáo hội có quyền đưa ra phán quyết cuối
cùng trong các vấn đề luân lý, không chỉ khi các vấn đề ấy được mặc khải
chính thức, mà cả khi các vấn đề ấy “liên quan đến luật luân lý tự nhiên.”
(ngày 25-7-1968)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment