Viện cớ thô thiển về điều gì? Về chủ nghĩa
khoái lạc và chủ nghĩa ngoại giáo.
Bạn thường nghe người Công giáo than thở rằng xã hội Mỹ ngày nay là “ngoại giáo tân kỳ” – về phương diện thần học, và theo “chủ nghĩa khoái lạc” – về phương diện luân lý.
Có lẽ vậy. Nhưng đó không phải là cách tôi nhận
thấy. Ngoại giáo là dạng tôn giáo sai lầm, nhưng vẫn là một dạng tôn giáo. Một
sự thờ phượng của quá nhiều vị thần.
Đối với tôi, vấn đề ở Mỹ không phải là chúng
ta có loại tôn giáo sai lầm mà là chúng ta có nguy cơ không có tôn giáo nào cả.
Chắc chắn là chúng ta có nhiều tôn giáo thay thế, như chủ nghĩa môi trường và
“chủ nghĩa tỉnh thức.” Nhưng chúng ta chịu đựng chủ nghĩa tự nhiên quá nhiều,
không phải là chủ nghĩa siêu nhiên thái quá.
Ngoài ra, nếu chúng ta là người ngoại giáo,
chúng ta có thể trở thành tín nhân. Đó là những gì đã xảy ra trong nền văn hóa
Hy Lạp – La Mã cổ đại. Chủ nghĩa ngoại giáo của họ có mầm mống của Kitô giáo. Cuối
cùng, những hạt giống đó đã nảy mầm. Nếu sự phát triển như vậy xảy ra một lần
rồi, chắc chắn có lý do để tin rằng nó có thể xảy ra một lần nữa.
Ngược lại, chủ nghĩa vô thần là nền tảng cằn
cỗi. Nó không lặng lẽ nuôi dưỡng Kitô giáo hay bất kỳ tôn giáo cao cấp nào
khác. Và đó là vấn đề của chúng ta ngày nay – xu hướng vô thần tăng tốc hầu như
mỗi ngày. Trong mọi trường hợp, vì vậy nó có vẻ là vấn đề đối với tôi.
Tương tự với quan niệm cho rằng Hoa Kỳ là quốc
gia theo chủ nghĩa khoái lạc. Chúng ta không như vậy. Vì nếu chúng ta như vậy,
và nếu chúng ta nghiêm túc với việc tìm kiếm niềm vui của mình – nghĩa là thông
minh hơn về điều đó, chúng ta sẽ ít đau khổ hơn. Chúng ta muốn hài lòng hơn với
cuộc sống, thỏa mãn hơn.
Trong thế giới cổ đại, trường phái triết học
theo chủ nghĩa khoái lạc hoặc tìm kiếm khoái lạc bắt đầu bằng việc theo đuổi
những thú vui thô thiển, thú vui nhục dục – rượu chè, trai gái, hát hỏng,...
Nhưng những triết gia này đã sớm phát hiện, nhờ một số kinh nghiệm cay đắng
nhất định, rằng việc chú tâm theo đuổi những thú vui này lâu dài không phải là
niềm vui, mà là ngược lại.
Một trong những triết gia cổ đại đã kết luận
rằng cuộc sống bình thường của con người đầy nỗi đau hơn là khoái lạc, hầu hết
mọi người sẽ tốt hơn nếu kiên quyết. Cuối cùng, những người tìm kiếm thú vui
nghiêm túc cũng sẽ nhận ra rằng cuộc sống đức hạnh, ít nhất về lâu dài, là loại
cuộc sống dễ chịu nhất.
Liệu những người tìm kiếm niềm vui đương thời
của chúng ta có tận tâm với việc đạt được niềm vui đến mức họ đã chọn cho mình
một cuộc sống đức hạnh hay không?
Cuộc sống của những người theo thuyết Epicure
có thể không đáng ngưỡng mộ bằng cuộc sống của sự thánh thiện hoặc chủ nghĩa
anh hùng, nhưng ít nhất đó là cuộc sống của người biết suy nghĩ. Xã hội Epicure
chiếm ưu thế là xã hội được đánh dấu bằng những niềm vui thầm lặng và tinh tế
của trí tuệ, công lý, dũng cảm và tiết độ, chưa kể đến nghệ thuật và khoa học,
đó sẽ là một xã hội tốt đẹp hợp lý.
Thoạt nhìn, dường như chúng ta là một đất
nước tìm kiếm niềm vui. Hãy nghĩ xem có bao nhiêu người trong chúng ta cống
hiến hết mình cho những thú vui trên giường, trên bàn và ma túy.
Những người quan sát hời hợt hoặc ngắn hạn sẽ
đánh giá rằng những thực hành này, mặc dù có lẽ khiếm nhã về mặt đạo đức, nhưng
lại làm tăng không ít khoái cảm trên thế giới. Nhưng người Mỹ không phải là
người quan sát ngắn hạn các thói quen xấu này. Các thói quen đã xuất hiện chủ
yếu ít nhất từ thập niên 1960. Có thể nói rằng gần 2/3 thế kỷ qua, quốc gia này
đã và đang tiến hành một cuộc thử nghiệm lớn về việc theo đuổi những thú vui
này.
Người Mỹ ít nhiều đã là người theo Thanh giáo,
kể từ khi những người hành hương đặt chân lên Plymouth Rock. Nhưng vào khoảng
năm 1960, giữa thời kỳ hậu suy thoái và thịnh vượng sau chiến tranh, người ta
quyết định thử một cái gì đó mới. Chúng ta nói: “Cứ vui vẻ đi!” Nó bắt đầu với tình dục, rồi ma túy. Sau đó nhiều
hơn nữa, nhiều dạng tình dục, và nhiều loại ma túy khác nhau. Bây giờ kết quả
thực nghiệm khoái lạc to lớn này đã có, bất kỳ ai mắt thấy tai nghe đều biết
kết quả là gì.
Đối với thú vui của thuốc kích thích, hãy xem
xét số lượng lớn các trường hợp tử vong do sử dụng quá liều trong giới trẻ đã xảy
ra trong những năm gần đây. Hãy nhớ rằng những cái chết đó chỉ là phần nổi của
tảng băng chìm. Đối với mỗi cái chết, có hàng trăm hàng ngàn cuộc đời bị hủy
hoại.
Cũng nên nhớ rằng sự thèm muốn ma túy của
người Mỹ đã dẫn đến sự hủy diệt của Mexico: một quốc gia có truyền thống lâu
đời về tham nhũng vặt đã trở thành một quốc gia có tội ác kinh hoàng và tình
trạng hỗn loạn do các băng đảng ma túy gây ra.
Đối với cuộc cách mạng tình dục, nó không
khác gì một thảm họa lớn của quốc gia, tạo ra vô số khốn khổ cho người Mỹ. Đầu
tiên, chúng ta đã bị AIDS và nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục khác,
bệnh mới nhất là bệnh đậu khỉ.
Chúng ta đã có vô số đứa trẻ được sinh ra
ngoài giá thú và bị buộc phải lớn lên mà không có người cha trong nhà – sự vắng
mặt của những người cha này đã dẫn đến những kết quả có thể thấy trước: những
cô gái mang thai khi còn ở tuổi vị thành niên, chưa lập gia đình; những con
trai đi theo các băng nhóm tội phạm, những người thích bạo lực, những nạn nhân
của bạo lực, và những người ở lâu trong các nhà tù.
Chúng ta cũng đã có hàng triệu triệu vụ phá
thai, do đó không chỉ gây ra cái chết cho các nạn nhân chưa được sinh ra (tội
giết người) mà còn là sự dằn vặt dữ dội đối với lương tâm quốc gia. Thai nhi
ngày nay, ai biết được ngày mai? Có lẽ là an tử.
Không chỉ băng hoại đạo đức, mà cả băng hoại
trí tuệ nữa. Để biện minh cho cuộc cách mạng tình dục – với sự tà dâm gần như
phổ biến của nó, thói lăng nhăng, cha mẹ đơn thân, ly hôn dễ dàng, phá thai,
đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, chủ nghĩa chuyển giới – chúng ta đã
phát minh ra vô số lời nói dối trá và xuyên tạc rằng bạn chỉ có thể tin nếu bạn
bạo lực với trí tuệ của bạn.
Nếu bạn có thể tin rằng một chàng trai cảm
thấy mình là một cô gái thực sự trở thành một cô gái – hoặc ngược lại, bạn cũng
có thể tin bất cứ điều gì. Ví dụ, bạn có thể tin rằng bệnh đậu khỉ không phải
là một căn bệnh đồng tính – như chúng ta vẫn bảo đảm hầu như hằng ngày qua các
phương tiện truyền thông chính thống. Bạn cũng có thể tin rằng Hiến Pháp Hoa Kỳ
chứa hầu hết mọi “quyền cơ bản của con người” khiến bạn thích thú.
Chúng ta luôn tự nhủ rằng những quyền mới đó
sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn và tốt đẹp hơn. Vâng, chúng ta luôn tự nói điều
đó với chính mình.
DAVID CARLIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment