Thấy mình không có lợi
Phi-la-tô rửa tay [*]
Nhưng không thể sạch tội
Hèn nhát, phân định sai
Đường đường một tổng trấn
Biết Chúa chẳng tội gì
Mà lương tâm chai sạn
Chẳng dám quyết định chi
Cả nước sông, nước biển
Không thể rửa tội mình
Lòng đen không thể trắng
Rửa tay là giả hình
Có quyền to, chức lớn
Chẳng giúp ai được gì
Chỉ tham lam thu vén
Sống vinh thân, phì da
Xin giúp con phân định
Phải rửa sạch tâm hồn
Cuộc sống con bất chính
Xin Chúa rửa đời con
TRẦM THIÊN THU
Khởi đầu Tuần Thánh – 2021
[*] Mt 27:24 – “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!”
RỬA TAY
Rửa tay là việc hằng ngày
Rửa cho sạch bẩn, tẩy bay gian tà
Phi-la-tô rửa, ngày xưa
Chỉ là hèn nhát, không gì sạch đâu
Ngày nay nhiều dịch khổ đau
Rửa ngăn vi khuẩn bám vào hại thân
Rửa tay, rửa cả tâm can
Mới sạch linh hồn, khỏi ám quỷ ma
Rửa vi khuẩn, tránh nguy cơ
Rửa ma quỷ, tránh gian ngoa, giả hình
Rửa tay là giữ vệ sinh
Rửa hồn là giữ ân tình Giê-su
TRẦM THIÊN THU
QUO VADIS?
[Tâm sự Ga 13:36]
Quo va-dis? Thầy đi đâu?
Mà sao mặt máu, nát nhàu xác thân
Thập hình tủi nhục vai mang
Không ai chia sẻ nhọc nhằn thương đau!
Quo va-dis? Thầy đi đâu?
Xin cho con cũng được theo bước Thầy
Tim con đầy vết lầm sai
Nhưng con sẽ ráng đêm ngày bước theo!
Quo va-dis? Thầy đi đâu?
Thầy đi chịu chết tiêu điều vì con
Lạy Thầy, xin hãy xót thương
Mắt Thầy xin tỏa đầy lòng thương yêu
Quo va-dis? Thầy đi đâu?
Xin cho con cũng được theo bước Thầy
Dù đời con chất tội đầy
Con xin cùng chết với Thầy, Thầy ơi!
TRẦM THIÊN THU
BỨC HỌA NỔI TIẾNG
Khoảng năm 1602, họa sĩ Annibale Carracci (1560–1609, Ý) vẽ bức
tranh “Domine, Quo Vadis?” mô tả một cảnh trong ngụy thư Công Vụ Phêrô (Acts of
Peter). Annibale Carracci đã sáng lập trường phái hội họa Baroque của Ý, gọi là
trường phái Bologna. Bức tranh “Quo Vadis” là một trong các tác phẩm của ông
được biết đến nhiều nhất, mô tả Thánh Phêrô đang trên đường trốn khỏi Rôma thì
gặp Chúa Giêsu vác Thập Giá.
Khi đó, Phêrô hỏi: “Domine, quo vadis?” (Lạy Chúa, Ngài đi đâu vậy?) Chúa trả lời: “Romam vado iterum crossifigi.” (Thầy đến Rôma chịu đóng đinh.) Nghe Thầy nói vậy, Phêrô trở lại Rôma ngay lập tức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment