Các đoạn Kinh Thánh khó hiểu chỉ là một vấn đề bởi vì chúng ta không tiếp cận đúng cách. Có thể do chúng ta quá coi trọng nghĩa đen (hoặc không hiểu nghĩa đen đúng mức), cách xử lý bản văn, coi hành động của con người được Thiên Chúa chấp thuận, dựa vào các bản dịch sai sót hoặc không hiểu đúng nghĩa vì khoảng cách thời gian, địa lý và văn hóa mà điều đó được viết ra.
Đó là sai lầm của con người, không do Thiên Chúa, và cần sự hứa hẹn thông minh. Họ dễ bắt chước, mà internet đầy những kẻ ba phải, họ hùa theo nhau mà không hiểu ý nghĩa đích thực. Không có những vấn đề khó được đặt ra mà lại được trả lời nhiều lần. Điều bạn cần là sẵn sàng tìm ra câu trả lời.
1. CHẶT TAY
“Khi hai người đàn ông đánh nhau, mà vợ của một trong hai người lại gần để cứu chồng khỏi tay địch thủ và đưa tay nắm lấy chỗ kín của người này thì anh em phải chặt tay người đàn bà ấy. Mắt anh em đừng nhìn nó mà thương hại” (Đnl 25:11-12).
Khó khăn trong đoạn này đã có từ lâu, các học giả Talmud (các văn bản cổ về luật và truyền thống Do Thái) cho rằng đoạn này có nghĩa là một phụ nữ cần phải phạt về giá trị của đôi tay. Các nhà chú giải khác coi đoạn này không là cách xét xử cần được đưa ra sau đó, mà là cách làm cho phụ nữ đó bỏ tay ra khỏi dương vật. Chắc chắn rằng hành động nắm lấy dương vật trong lúc đấu tranh là điều khiếm nhã (không có ý nói ngoại lệ), nhưng khó có thể đáng bị trừng phạt. Ngoài sự khiêm tốn, việc làm tổn thương dương vật có thể ảnh hưởng tới người đàn ông, làm mất khả năng sinh sản, có thể dẫn tới sự hổ thẹn và mất tác dụng trong lĩnh vực Kinh Thánh.
Cuốn JPS Torah Commentary nhận định: “Ý nghĩa là: Nếu một người tấn công người khác theo cách nguy hiểm (như nắm lấy dương vật, được coi là chỗ hiểm), người ta có thể làm tổn thương người tấn công nếu cần phải cứu nạn nhân (phải chặt tay người đàn bà); nếu không thì có thể giết chết người tấn công (đừng nhìn nó mà thương hại)”.
Luật Assyria – Middle Assyrian Laws (A8) – cho biết về Cận Đông Cổ Đại (Ancient Near East) thế này: Nếu một phụ nữ đã nắm dương vật của một đàn ông khi ẩu đả nhau thì phải cắt một ngón tay của phụ nữ này.
Vấn đề dịch thuật bị làm thành nghiêm trọng bằng cách sử dụng hai từ khác nhau (yad và kap), chữ kap có nhiều nghĩa. Nó có thể có nghĩa là bàn tay, bàn chân, hông, một nắm, và sự kiểm soát (Ông Ghít-ôn đáp: “Ôi, thưa Ngài, nếu Đức Chúa ở với chúng tôi, thì sao chúng tôi đến nông nỗi này? Đâu cả rồi những kỳ công mà cha ông đã kể lại cho chúng tôi nghe, rằng: chẳng phải Đức Chúa đã đưa chúng ta lên khỏi Ai-cập sao? Thế mà bây giờ Đức Chúa đã bỏ rơi chúng tôi, trao chúng tôi vào tay người Ma-đi-an” – Tl 6:13).
Vì các chữ được sử dụng mà ý nghĩa cũng có thể được hiểu khác. Ngoài ra, chữ được dịch là “cắt, chặt” (qss) cũng được dùng với nghĩa là “lấy đi”. Giả sử đoạn này xuất hiện ngay sau vụ việc về quyền của phụ nữ trong cuộc hôn nhân khác vì chồng chết (góa phụ được giới thiệu để khỏi lăng nhăng với em chồng, và có thể nhổ vào mặt anh ta nếu anh ta từ chối kết hôn), có thể hình phạt này áp dụng vì hôn nhân hơn là việc cắt bỏ cơ phận. Có thể phụ nữ đó “thoát” khỏi người chồng, hoặc cộng đồng.
Điểm này không phù hợp với cách giải thích lẩn quẩn về các đoạn văn bất khả biện luận, nhưng để nhận biết rằng ý nghĩa của từ ngữ có thể phức tạp và thay đổi. Thực sự chúng ta vẫn chưa biết chữ “selah” có nghĩa gì, mặc dù chữ này được sử dụng 74 lần trong Cựu Ước.
2. CHÚA BIẾT
“Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13:32).
Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể, sao lại có điều Ngài không biết?
Đoạn này không thể tách rời và không thể hiểu riêng lẻ, nhưng phải được hiểu với những lời giải thích khác mà Chúa Giêsu nói về mối quan hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Tương tự với Mt 20:23: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”. Nhưng điều đó phải được thay thế: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11:27); “Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người” (Ga 3:35).
Các giáo phụ suy tư nhiều về các đoạn văn này, Thánh Augustinô phát triển cách dịch “hình thức tôi tớ” dựa vào Pl 2:6-7: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế”.
Trong luận đề De Trinitate (về Chúa Ba Ngôi), Thánh Augustinô nói rằng không có sự mâu thuẫn trong cách Chúa Con đối với Chúa Cha và Chúa Cha lớn hơn Chúa Con, vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là Con Người thật. Về thần tính, Ngài đồng đẳng, nhưng về nhân tính thì không: “Đấng duy nhất được hiểu về hình dạng của Thiên Chúa, nhưng khác khi hiểu về hình dạng người tôi tớ, không hề có sự lầm lẫn”. Như vậy, các đoạn Kinh Thánh được dịch bằng cách hiểu “hai tiếng vang trong đó, một hài hòa với hình dạng là chính Thiên Chúa và đồng bản thể với Chúa Cha, một hài hòa với hình dạng là người tôi tớ và kém hơn Chúa Cha”. Khi chúng ta hiểu được ý nghĩa đích thực của hai bản tính nơi Đức Kitô thì nhiều đoạn Kinh Thánh mới được hiểu đúng.
Thánh Augustinô cho biết: “Trong hình dạng Thiên Chúa, mọi sự được tạo thành (Ga 1:3); trong hình dạng tôi tớ, chính Ngài được tạo thành qua phụ nữ, được tạo thành theo luật (Gl 4:4). Trong hình dạng Thiên Chúa, Ngài và Chúa Cha là một (Ga 10:30); trong hình dạng tôi tớ, Ngài không đến làm theo ý Ngài, mà làm theo ý Đấng đã sai Ngài (Ga 6:38). Trong hình dạng Thiên Chúa, vì Chúa Cha có sự sống nơi chính mình, nên Ngài cũng ban cho Chúa Con có sự sống nơi chính mình (Ga 5:26); trong hình dạng tôi tớ, linh hồn Ngài buồn sầu đến chết được, nếu có thể như vậy, xin qua khỏi chén này (Mt 26:38). Trong hình dạng Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa thật và là sự sống đời đời (1 Ga 5:20); trong hình dạng tôi tớ, Ngài vâng lời cho đến chết, và chết trên Thập Giá (Pl 2:8). Trong hình dạng Thiên Chúa, mọi sự Chúa Cha có thì Ngài cũng có (Ga 16:15), và Ngài nói rằng mọi sự của Cha là của Con, của Con là của Cha (Ga 17:10); trong hình dạng tôi tớ, đạo lý của Ngài không là của Ngài, mà của Đấng đã sai Ngài (Ga 7:16)”.
3. ÔNG LOT
“Đây tôi có hai đứa con gái chưa ăn ở với đàn ông, tôi sẽ đưa chúng ra cho anh em; anh em muốn làm gì chúng thì làm, nhưng còn hai người này, xin anh em đừng làm gì họ, vì họ đã vào trọ dưới mái nhà tôi” (St 19:8).
Việc ông Lot trao con gái làm vật hy sinh phản ánh các hy lễ khác của những người được yêu mến trong Kinh Thánh – chẳng hạn, ông Áp-ra-ham sẵn sàng hy sinh bà Sa-ra (hai lần trong St 12:13 và 20:2) trước tính háo sắc của A-bi-mê-lếch và Pha-ra-ô, và hiến tế con trai I-sa-ac. Cả hai trường hợp đều không cần thiết, nhưng việc đó được thực hiện để cho thấy tính nghiêm trọng của tình huống. Các con gái của ông Lot còn trinh tiết, nhưng đã được đính hôn, có nghĩa là coi như đã kết hôn. Ông Lot không thể có quyền giao các con cho bọn côn đồ, một dạng hoảng sợ và nghiêm trọng trong việc đối lập với tính hiếu khách của ông Lot được thể hiện trong dân Sô-đôm. Sau đó, các con gái của ông Lot cho cha uống rượu say và giao hợp với ông để có con, mặc dù ông Lot và các con đều được giải cứu, họ không được coi là kiểu mẫu công chính.
Các thiên thần được ông Lot bảo vệ. Claus Westermann nhận xét trong tài liệu phê bình về sách Sáng Thế: “Mái nhà trở thành nơi an toàn cho các vị khách, xâm nhập là tội đáng sợ với hậu quả khó lường”. Ông Lot liều mình ra tranh luận với họ, ra khỏi nhà và đóng cửa lại. Ông thương lượng với họ chống lại việc phạm tội giao hợp đồng giới bằng cách cho họ giao hợp khác giới như biện pháp thay thế. Khá rõ ràng, điều này nói về lòng tôn trọng bị giảm đối với phụ nữ trong xã hội ngày xưa, nhưng cũng nhấn mạnh tình trạng sa đọa của tội kê gian (đồng tính nam). Hai hành động vi phạm giới tính không được coi là như nhau. Không có lý do để chọn lựa trong tình trạng kỵ hôn (misogyny – ghét kết hôn), tình trạng vi phạm tính hiếu khách, hoặc các dạng giao hợp “lệch lạc” khác vì nguyên do ông Lot giao con gái và nguyên nhân kết án của dân đồng giới. Thế thôi!
Việc giao con gái như thế là tồi tệ bằng bất cứ cách hiểu nào về thần học luân lý. Người ta không được bày tỏ điều xấu này với điều xấu khác. Chúng ta không thể tin rằng ông Lot hiểu đúng câu chuyện.
4. TRẺ EM
“Ông [Ê-li-sa] rời nơi đó lên Bết Ên. Và khi ông đi lên, thì dọc đường có những trẻ con từ thành đi ra, chúng nhạo ông và nói: ‘Lên đi, ông hói đầu ơi! Lên đi, ông hói đầu ơi!’. Ông quay lại, và khi thấy chúng thì nguyền rủa chúng nhân danh Đức Chúa. Bấy giờ, có hai con gấu từ trong rừng đi ra và xé xác bốn mươi hai đứa trẻ” (2 V 2:23-24).
Một lần nữa chúng ta lại có một đoạn văn phổ thông về những người chế nhạo, nhưng chẳng có gì mới lạ. Chẳng hạn, Thánh Caesarius Arles cho chúng ta biết đây là đoạn văn ưa thích của những người theo giáo phái Mani (*) dùng để chế nhạo Cựu Ước. Ông Ê-li-sa có vài chục đứa con bị gấu ăn thịt để chế nhạo cái đầu hói của ông chăng? Hầu như cách cách cư xử đó không xứng với một ngôn sứ của Thiên Chúa chăng? Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra ở đây.
Lời nguyền rủa được các nhà chú giải coi là vô luân hầu như ngay từ đầu, nên họ tìm kiếm các lý lẽ sâu sắc hơn. Một trong các cách hiểu cho rằng đó chỉ là câu chuyện dạy con cái về lòng kính trọng, do đó mang tính mô phạm và không hiểu theo nghĩa đen. Điều đó muốn cho thấy sức mạnh của lời tiên tri và phải tôn trọng các tiên tri.
“Bốn mươi” có thể là một con số tượng trưng, chỉ có nghĩa là “nhiều”. Chúng ta cũng gặp thấy trong 2 V 10:14 với số người bị Giê-hu giết. Sách Babylonian Talmud (b. Sota 47a) cho biết con số là 42, và nói rằng những đứa trẻ nam bị gấu giết chết để bù vào những cái chết này.
Còn hói đầu thì sao? Ông Lot hói đầu hay là ông ấy cạo đầu để thương nhớ ông Ê-li-sa? Nếu ông ấy cạo, sự chế nhạo không làm ông tức giận vì chỉ vô ích, nhưng vì người ta coi thường một ngôn sứ lớn. Họ chế nhạo ông hói đầu vì ông bần tiện như một người đàn ông hói đầu, hay là họ chế nhạo vì đó là dấu chỉ tặng phẩm tiên tri? Nếu vậy thì sự xúc phạm càng nghiêm trọng hơn. Sự tôn kính Thiên Chúa bị tổn thương bởi những đứa trẻ ở Bết Ên. Chúng ta cũng có thể coi đó là sự kết án những người lớn ở Bết Ên mặc dù lời nguyền rủa đổ trên lũ trẻ.
5. DIỆT CHỦNG
Đnl 20:16-17: “Chỉ có những thành của các dân tộc này, mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, ban cho anh em làm gia nghiệp, thì anh em sẽ không để cho một sinh vật nào được sống. Thật vậy, anh em sẽ phải loại trừ chúng hoàn toàn: người Khết và người E-mô-ri, người Ca-na-an và người Pơ-rít-di, người Khi-vi và người Giơ-vút, như Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã truyền cho anh em”.
Gs 6:21: “Họ dùng lưỡi gươm mà thi hành án tru hiến mọi sự trong thành, từ đàn ông cho đến đàn bà, từ người trẻ cho đến người già, đến cả bò lừa và chiên cừu”.
1 Sm 15:3: “Giờ đây, ngươi hãy đi đánh A-ma-lếch. Các ngươi phải tru hiến tất cả những gì thuộc về nó. Ngươi không được tha chết cho nó. Ngươi phải giết từ đàn ông đến đàn bà, từ nhi đồng đến trẻ con đang bú, từ bò đến chiên dê, từ lạc đà đến lừa”.
Thế giới xưa có thể là nơi dã man. Tiêu diệt kẻ thù là tiêu chuẩn của chiến tranh. Khi chúng ta thấy Thiên Chúa truyền lệnh bạo lực này, chúng ta “bị sốc”. Cớ sao Tạo Hóa là Đấng yêu thương và trắc ẩn mà lại ra lệnh giết chết phụ nữ và trẻ em?
Có hai cách trả lời dễ dàng. Một số độc giả kết án Thiên Chúa là quái vật luân lý, quay lưng lại với Ngài và mất niềm tin. Một số khác cố gắng xoay hướng các đoạn văn, coi đó là chứng cớ văn hóa bộ lạc xưa với bề ngoài của sự chuẩn nhận, chứ không là lời Chúa đích thực. Không có cách trả lời nào có thể chấp nhận. Thiên Chúa trong Cựu Ước và Tân Ước là MỘT. Không có cách để đánh trống lảng. Hoặ là bạn chấp nhận Gia-vê và Chúa Giêsu, hoặc là không chấp nhận vị nào.
Có cách để hiểu điều này. Cách phê bình kinh điển theo tiêu chuẩn Giáo Hội coi Kinh Thánh là tổng thể hơn là một chuỗi các câu chuyện riêng biệt. Đó là sự mặc khải của Thiên Chúa qua nhiều con người. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi nguồn gốc mọi sự đều thể hiện qua thời gian, không gian, và vấn đề đối với những con người qua sự khác biệt về văn hóa và thời gian sẽ giao tiếp đa dạng (như dạng phức điệu trong âm nhạc). Công việc của các tín nhân là lắng nghe tiếng Ngài, nhất là khi chữ nghĩa tạo sự trái ngược nhau, như trong các đoạn văn về chiến tranh tàn khốc.
Chủ đề tường thuật trong Cựu Ước là dân Israel quay lưng lại với Thiên Chúa để theo các tôn giáo sai trái. Những người tân thời thích nghĩ rằng tôn giáo nào cũng tốt, cũng có giá trị (hoặc không có giá trị), như vậy thì chẳng đạo nào hơn đạo nào. Lịch sử cho thấy điều này sai hoàn toàn, thế nên khi nhìn sâu vào quá khứ, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy con người dã man và các dạng niềm tin. Người Ca-na-an có cách thực hành ghê sợ, kể cả việc giết trẻ em, đĩ điếm, ma thuật, thờ ngẫu tượng, và liên quan mọi thứ mà Thiên Chúa cấm người Do Thái làm: “Anh em đừng thờ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như thế, vì tất cả đều ghê tởm đối với Đức Chúa; điều Người ghét thì chúng đã làm cho các thần của chúng; ngay cả các con trai con gái của chúng, chúng cũng đã bỏ vào lửa mà thiêu để tế các thần của chúng” (Đnl 12:31).
Một sự khác biệt về chiến tranh trong Kinh Thánh là Thiên Chúa cấm người Do Thái lấy chiến lợi phẩm trong một số trường hợp. Trong Giô-suê 7, sự trừng phạt A-khan là một ví dụ về hình phạt nặng nề khi người ta bất tuân lệnh. Chiến lợi phẩm làm cho chiến tranh hấp dẫn, cấm họ có nghĩa là người ta không được chiến đấu vì lợi ích tài chính.
Thật vậy, dân Israel không triệt tiêu hết người Ca-na-an. Họ hiếm khi làm điều Thiên Chúa truyền lệnh, và họ thường gặp tai họa vì sự bất tuân như vậy. Thánh Vịnh cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra: “Họ lấy tượng thần chúng mà thờ: đó chính là cạm bẫy họ sa chân. Họ giết con mình cả trai lẫn gái, mà hiến quỷ tế thần” (Tv 106:36-39).
Dân Chúa có thói quen xấu, và họ bị kết án. Nhưng Thiên Chúa vẫn tuyển chọn người Do Thái làm dân riêng của Ngài, cứu họ thoát khỏi cảnh nô lệ. Rất khó đọc những đoạn như thế trong sách Dân Số, khi Mô-sê ra lệnh hủy diệt quân Ma-đi-an: “Hãy giết hết các con trai, cũng như mọi phụ nữ đã biết đến việc vợ chồng, đã ăn ở với đàn ông” (Ds 31:17). Ông muốn tiêu diệt dân Ma-đi-an để họ không còn đe dọa người Do Thái bằng cách chống lại họ hoặc dụ dỗ họ theo các thần ngoại bang.
Sau 2000 năm theo Tân Luật của Đức Kitô, dạng độc ác này không thể dám nghĩ tới đối với chúng ta. Tốt lắm. Thế giới vẫn chuyển động, được Chúa Giêsu điều khiển, Ngài nói một giọng điệu như Gia-vê. Ngày nay, dân Chúa phải sẵn sàng chịu chết hơn là giết chết người khác. Chúng ta được sai đi tới mọi nơi trên thế giới để loan báo Tin Mừng, thậm chí dù có phải chết. Chúa Giêsu truyền lệnh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:19-20). Sự cám dỗ không còn được chiến đấu bằng gươm giáo mà bằng trái tim yêu thương.
Thiên Chúa không thay đổi, chỉ có con người thay đổi, và lịch sử là câu chuyện về tiến trình của Ngài. Thiên Chúa cố gắng che chở dân Ngài khỏi tình trạng tồi tệ của các nước xấu xa, chính Ngài cũng truyền lệnh cho những ai theo Ngài phải sống khiêm nhường cho đến chết để loan truyền lời yêu thương có sức cứu độ của Ngài.
Một đoạn văn không có ý nghĩa nếu không có đoạn văn khác. Bạn phải nhìn vào toàn bộ Kinh Thánh và coi đó là một sứ điệp duy nhất do Thiên Chúa gởi tới. Đó là lý do mà các tà thuyết như Marcionism, Gnosticism, Manicheanism, và các tà thuyết khác loại bỏ Cựu Ước. Mệnh lệnh từ Thiên Chúa của Israel và của Đức Giêsu ở Na-da-rét chỉ nói về một câu chuyện với ý nghĩa duy nhất. Đó là câu chuyện về loài người từ vực thẳm tội lỗi thét gào vang lên tới Vương Quốc của Thiên Chúa. Chẳng có gì dễ dàng đâu!
THOMAS L. MCDONALD
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Đêm 6-7-2018
(*) Manichaeism [Manichaeanism, Mani giáo]: hệ thống tôn giáo nhị nguyên do tiên tri Manes (khoảng 216–276) sáng lập ở Ba Tư hồi thế kỷ III, dựa trên vụ xung đột nguyên thủy giữa ánh sáng và bóng tối, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo (Gnostic Christianity), Phật giáo (Buddhism), Bái hỏa giáo (Zoroastrianism), và các yếu tố ngoại giáo khác. Thuyết này bị chống đối từ phía Hoàng đế La mã, các triết gia tân Platon (Neo-Platonist) và các Kitô hữu chính thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment