[đăng báo Giáo Dục & Thời
Đại, số ra ngày 15-6-2017]
Hằng ngày chúng ta đều sử dụng các kỹ năng xã hội – chào hỏi nhau,
nhờ người khác giúp đỡ, gọi điện thoại, nói chuyện, khen tặng, phê bình,… Rất
đa dạng. Dùng các kỹ năng này ảnh hưởng tương đối nhiều về cách đối xử của
người khác đối với chúng ta. Nếu chúng ta biết thay đổi cách giao tiếp, chúng
ta có thể “xoay chuyển” tình huống và sống hòa bình hơn với người khác.
Dĩ nhiên đó là điều cần thiết để trẻ cũng học được các kỹ năng xã
hội. Các kỹ năng xã hội định rõ cho trẻ những gì là cách cư xử có thể chấp nhận
hoặc không thể chấp nhận đối với người khác và đối với xã hội nói chung. Cha mẹ
là người đưa ra “khuôn phép” để dạy con cái cách cư xử.
Cha mẹ có thể dạy con cái các kỹ năng xã hội bằng nhiều cách. Khi
chúng dùng kỹ năng này thích hợp hoặc cố gắng áp dụng kỹ năng kia, bạn có thể
thưởng chúng hoặc củng cố nỗ lực của chúng bằng cách tương xứng nào đó sao cho hợp
lý. Nói cách khác, bạn chọn cách nào đó thích hợp với hoàn cảnh sống thực tế
của gia đình hoặc môi trường mà chúng đang sống. Điều này giúp bạn có thể dạy
con cái biết cách thức, lý do hoặc nơi chốn mà chúng nên dùng các kỹ năng này
hay kỹ năng nọ.
Khi trẻ có thể dùng các kỹ năng xã hội hợp lý, chúng có thể biết
những gì cần nói hoặc cần làm khi chúng đối xử với người khác, và có thể thành
công hơn trong sự tương tác của chúng. Cha mẹ tích cực dạy các kỹ năng xã hội
cho con cái là cung cấp cho chúng các “kỹ năng sinh tồn” để sống hài hòa với
người khác, để biết cách kiềm chế, nói chung là để sống tốt và trở thành người
hữu dụng.
Sau mỗi bước giáo dục nên cho trẻ “xả hơi” để chúng có thể xử lý
thông tin. Hãy cố gắng giải thích cho trẻ biết khi nào chúng có thể dùng các kỹ
năng này và đưa ra các lý do định hướng tích cực mà các kỹ năng này sẽ giúp
chúng bằng cách nào và tại sao như vậy. Hãy cho trẻ biết bằng cách nào mà các
kỹ năng chồng chéo nhau ở các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, biết cách chấp nhận sự
phê bình của cha mẹ cũng như chấp nhận lời phê bình của người khác như giáo
viên, huấn luyện viên, người lớn,…
Hãy khen trẻ hoặc thưởng chúng với cái gì đó có vẻ “đặc biệt” một
chút để trẻ phấn khởi và hứng thú học hỏi. Chúng có thể không nhận ra ngay lợi
ích của việc phát triển các kỹ năng đó, nhưng càng sử dụng các kỹ năng này thì
chúng càng thấy tính tích cực mà người khác đối xử với chúng, và các kỹ năng
này sẽ dần dần “ăn sâu” vào chúng. “Mưa dầm thấm sâu” là thế!
Khi trẻ học được một kỹ năng mới, chúng có thể mất một thời gian
trước khi thành thói quen và thực sự là phần không thể thiếu của cuộc đời chúng.
Học một kỹ năng mới là một quá trình tiếp diễn không ngừng đến hết đời. Ít nhất
chúng cũng cần thời gian thực hành vài lần. Đừng so sánh chúng với các trẻ
khác, vì chúng có thể bị chạm tự ái hoặc mặc cảm. Bạn cũng đừng tìm cách ép buộc
chúng, vì chính chúng ta cũng không thể quen ngay nếu không thực hành nhiều lần!
Khi dạy trẻ các kỹ năng xã hội, bạn phải dùng lời nói và có cách
giải thích phù hợp với từng độ tuổi, tùy khả năng và mức độ phát triển của mỗi
đứa trẻ. Đặc biệt quan trọng là phải cố gắng kiên nhẫn với chúng, vì “dục tốc
bất đạt”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment