Có lần tôi đề cập một nhạc sĩ Công giáo (xin được giấu tên), thuộc TGP Saigon, đã viết bài “Ôi Mẹ La Vang.” Ca từ phần mở đầu, và cũng là điệp khúc được “láy” lại nhiều lần: “Ôi Mẹ La Vang, Mẹ là CHÚA CẢ THIÊN ĐÀNG… Ôi Mẹ La Vang, Mẹ là CHÚA CẢ MUÔN LOÀI…”
Có lẽ người ta chỉ “nghe” mà không “suy” nên tất cả đều… bình thường, nghĩa là không thấy có “vấn đề” gì đáng quan ngại. Nhưng nếu để ý thì thấy ca từ bài “Ôi Mẹ La Vang” là SAI TÍN LÝ. Nguy hiểm quá!
Giáo lý như vậy là quá ấu trĩ, vì ai cũng
biết rằng CHỈ CÓ THIÊN CHÚA MỚI LÀ CHÚA CẢ THIÊN ĐÀNG và CHÚA CẢ MUÔN LOÀI.
Ai đã “vô tư” cấp Nihil Obstat và Imprimatur cho bài “Ôi Mẹ La Vang”
như thế?
Tôi cũng đã đề cập một ca khúc
thuộc loại nhạc “thị trường” là bài “Linh Hồn Đã Mất.” Bài này đã được
Trung tâm Thúy Nga phát hành năm 2007. Ca khúc này nằm trong album riêng của Bằng Kiều, đồng thời anh ta cũng là tác giả bài này.
Trong đó có những ca từ thế này: “Em, từ khi em đi rất xa mang cả cuộc tình
hai chúng ta, mình biệt ly rồi em, ta chia hai lối về, cuộc đời anh giờ đây chỉ
thấy nỗi cô đơn… Ngày đôi ta gặp nhau anh đã không biết rằng, rằng anh là người
may mắn khi anh có em trong cuộc đời anh, để đến bây giờ đây, khi em xa
mất rồi, thì anh mới biết đời anh đã MẤT LUÔN LINH HỒN.”
Nói chung, ca khúc này diễn tả chuyện tình
yêu “có duyên mà không nợ,” việc hai người yêu nhau mà không đến được với nhau.
Thế thôi. Và cũng chỉ vì “mất người yêu” mà anh chàng chợt biết mình “đã mất
luôn linh hồn.” Kinh khủng thật!
Một ca khúc như vậy thì thật là “vô bổ,” tệ
hại hơn nữa là vì ý tưởng “mất linh hồn” thực sự rất nguy hiểm đối với các Kitô
hữu – nói chung, và người Công giáo – nói riêng, nhất là đối với giới trẻ. Có
thể họ không “nhận ra” mức độ nguy hiểm và cứ hát như vẹt, nhưng “mưa lâu thấm
sâu,” khi nó thành phản xạ thì nó sẽ “ngấm” vào tận xương tủy. Và rồi có thể
“mất linh hồn” thật đấy!
Và rồi vừa qua, một người quen thắc mắc về
bài “Jesus Nụ Hôn Thánh,” nguyên văn thế này (phần chữ IN HOA là do tôi muốn
nhấn mạnh):
JESUS
NỤ HÔN THÁNH – NGUYỄN CỬU DŨNG
Nhìn chung, bài này không có ý tưởng độc đáo,
lời lẽ không đi sâu vào tôn giáo mà có vẻ “tả cảnh” theo nhạc đời. Ví dụ: Đàn
trên tay vào quán “Gió” thưa người, tình khúc với môi cười, hồn chìm không gian
đen tối...
Tuy nhiên, trong bài “Jesus Nụ Hôn Thánh” có
một điều cần lưu ý: KỲ DIỆU THAY NGÀI KHÔNG ĐAU ĐỚN. Chúa Giêsu KHÔNG ĐAU ĐỚN
khi chịu khổ hình ư? Nếu như vậy thì chẳng có gì đáng nói!
Hãy nghe Thánh Phaolô xác nhận:
1. Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà
không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã
hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân SỐNG
NHƯ NGƯỜI TRẦN THẾ. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu
chết, chết trên cây thập tự. (Pl 2:6-8)
2. Người đã phải NÊN GIỐNG anh em mình VỀ MỌI
PHƯƠNG DIỆN, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ
phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã TRẢI QUA THỬ THÁCH
và ĐAU KHỔ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách. (Dt 2:17-18)
Chúa Giêsu có hai bản tính: Thần tính và Nhân
tính. Về nhân tính, Chúa Giêsu hoàn toàn giống như phàm nhân chúng ta về mọi
phương diện – ngoại trừ tội lỗi. Nghĩa là Ngài cũng có lúc cảm cúm, bệnh hoạn,
yếu đuối, buồn bã,… Nói chung là Ngài cũng có đủ thất tình như chúng ta: Hỉ,
nộ, ai, lạc, ái, ố, dục. Nhưng thất tình của Ngài luôn hướng thiện và tuân phục
Thiên Chúa Cha.
Thật vậy, trong Vườn Dầu, Ngài đã run sợ
trước cái chết cận kề, xin Cha bỏ qua, nhưng Ngài vẫn muốn vâng ý Cha. Thánh
Mátthêu cho biết Ngài kêu xin 2 lần: [1] “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con
khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt
26:39) [2] “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi thì
xin vâng Ý Cha.” (Mt 26:42) Không đau đớn thì tại sao Ngài lại run sợ như vậy
chứ?
Rồi khi bị treo trên Thập Giá, các môn đệ
thân tín bỏ trốn hết, Chúa Giêsu đã cảm thấy vô cùng cô đơn nên Ngài đã phải
thốt lên: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa
của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34)
Rõ ràng Chúa Giêsu chịu đau đớn cả thể lý và
tinh thần. Có lẽ không cần nói gì thêm. Như vậy, ca từ trong bài “Jesus Nụ Hôn
Thánh” của Nguyễn Cửu Dũng là PHI LÝ, là KHÔNG ĐÚNG với Giáo lý Công giáo. Chúa
Giêsu chịu “vô vàn vết roi đòn” mà lại “không đau đớn” thì thật là “sự lạ” đấy!
Phải chăng tác giả tự mâu thuẫn?
Và tôi chợt nghĩ, cách viết Jesus hoặc Je-sus
không được sử dụng trong Việt ngữ Công giáo, phải chăng bài “Jesus Nụ Hôn
Thánh” là của tác giả theo Tin Lành hoặc một giáo phái nào đó?
Ngày nay, đủ loại nhạc trên internet, rồi
người ta cứ “chuyền tay nhau” một cách vô tội vạ, rồi tam sao thất bổn, có
nhiều bài sai ca từ thậm tệ (cả nhạc đời và nhạc đạo). Vì thế, những người Công
giáo – đặc biệt các ca trưởng, hãy cẩn thận khi chọn lựa và sử dụng các bài hát
về tôn giáo, nhất là khi muốn sử dụng trong Phụng Vụ.
Ca từ rất quan trọng trong Thánh Ca, không
chỉ phải đúng văn phạm, có tính văn hóa cao, mà nhất là phải đúng tín lý, nhờ
đó mà nâng tâm hồn mọi người lên tới Thiên Chúa!
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment