Friday, August 31, 2018

THƯƠNG QUỐC NGỮ

Tạ ơn Thiên Chúa nhân từ
Cho cha Đắc Lộ đến quê hương này
Chính nhờ công sức của ngài
Tạo nên quốc ngữ lâu nay dân dùng
Nếu không thì cực vô cùng
Tiếng Nôm rất khó, nhọc lòng lắm thôi

SÁCH TRỜI

“Nhân dục thắng, thiên lý vong.” – Ham muốn của con người thắng thì lẽ công (trời) sẽ bị mất.

Thiên nhiên là cuốn Sách Trời
Điều gì cũng đã rạch ròi bên trong
Điều quan trọng, lẽ bình thường
Chúa phân định ý quan phòng trước sau

NÉN ĐỜI

[Niệm khúc Mt 25:14-30 ≈ Lc 19:12-27]

Mỗi người chỉ một nén đời
Lời nhiều hay ít, phải lời mới xong
Mặc dù sống rất bình thường
Nhưng phải không ngừng sinh lãi lời thêm
Miệt mài cố gắng ngày đêm
Không bao giờ được lãng quên sinh lời
Nén đời dù khóc hay cười
Vẫn luôn có số phần lời phải sinh

NGOÀI PHÁ TRONG

[Niệm khúc Mc 7:1-8, 14-15, 21-23 ≈ Mt 15:1-20]

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Ca dao tục ngữ Việt Nam nói rồi
Bề ngoài lo giữ hẳn hoi
Lòng dạ bốc mùi hôi thối mà ghê!

ĐẶC TÍNH DO THÁI

Đây là 50 câu nói trí tuệ và sâu sắc của người Do Thái. Biết những câu nói nổi tiếng này của họ, bạn sẽ hiểu được vì sao họ lại thông minh và giàu có như vậy.

Thursday, August 30, 2018

MÔI TRƯỜNG và TÂM LINH

Là con người, ai cũng có hai phần: thân xác và linh hồn, hoặc thể lý và tinh thần. Duy tâm hay duy vật cũng không thể chối bỏ thực tế đó. Và vì vậy, môi trường đối với con người cũng có hai dạng: môi trường tự nhiên và môi trường tâm linh.

TÀI SẢN CHUNG

“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm.” [Tv 19:2]

Môi trường – tài sản cộng đồng
Là nơi sinh sống chẳng riêng người nào
Khí trời ai cũng hít vào
Nếu không trong sạch thì đau bệnh liền

Wednesday, August 29, 2018

THUA THÀNH THẮNG

Đầu rơi xuống, máu trào tuôn
Chết vì sự thật cho hồn bay lên
Công bình, công lý minh nhiên
Chết vì chính nghĩa chẳng phiền lụy chi
Gioan chẳng sợ hãi gì
Nói ra sự thật dẫu nguy đời mình
Người đời bạc nghĩa, bạc tình
Loạn luân là chuyện quẩn quanh thói đời

CHIM SẺ và CON NGƯỜI

[Niệm khúc Mt 10:29-31]

Hai chim sẻ giá một hào
Mà chẳng con nào Thiên Chúa bỏ quên
Tóc trên đầu trắng hay đen
Thì Ngài cũng đã đếm luôn cả rồi
Đừng lo sợ, chớ bồi hồi
Vì mỗi con người đều đáng giá hơn
Chính Ngài đã tạo tác nên
Thì Ngài không thể lãng quên bao giờ

Tuesday, August 28, 2018

KHỜ và KHÔN

[Niệm khúc Mt 25:1-3]

Mười cô trinh nữ hân hoan
Mừng rỡ cầm đèn đón chú rể sang
Tân Lang sang để đón nàng
Cô dâu là chính tân nương mặn mà

KIẾP NGẬM NGÙI

[Thi hóa Mt 24:42-51]

Hãy canh thức, kiên trì chờ Chúa đến
Vì Ngài đến vào lúc chẳng ai ngờ
Nếu chủ nhà biết lúc nào trộm vô
Hẳn ông ta không để nó khoét vách

Người đầy tớ trung tín, khôn ngoan nhất
Chủ đặt lên để coi sóc gia nhân
Và cấp phát lương thực đúng thời gian
Thật phúc cho đầy tớ nào như vậy

BI KỊCH GIA ĐÌNH

Ca-in sát hại A-ben
Anh mà hèn hạ, vì ghen hóa thù
Sa-ra ngược đãi Ha-ga
Lòng ghen nổi dậy khó mà nhường nhau
Trưởng nam – quyền của Ê-sau
Thế nhưng Gia-cóp đã liều cướp đi
Giu-se chân thật, khiêm nhu
Các anh toa rập mưu đồ bán em

TÌNH ÂU-TINH

Âu-tinh mê tứ đổ tường
Học hành lười biếng, coi thường lời khuyên
Làm cho mẹ phải ưu phiền
Đau lòng ròng rã, mắt buồn lệ sa

Monday, August 27, 2018

KIÊN TRÌ MONICA

Một đời vất vả, long đong
Monica khổ vì chồng, vì con
Lệ nhòa – mắt biếc đâu còn
Khuôn trăng khuyết lặng, héo hon nét ngài
Vững tin cầu nguyện đêm ngày
Hồng ân Thiên Chúa đổi thay cả nhà

NGÀY ÔNG BÀ

Ngày Ông Bà (Grandparents' Day), cũng gọi là Ngày Liên Thế Hệ (Intergenerational Day), là ngày lễ được cử hành tại Hoa Kỳ từ năm 1978 và chính thức được công nhận tại nhiều quốc gia khác – ngày lễ thay đổi tùy năm (năm 2018 là ngày 9-9, năm 2019 là ngày 8-9, năm 2020 là ngày 13-9). Ngày Ông Bà cử hành vào Tháng Chín vì là Mùa Thu, với ý nghĩa “tuổi già là Mùa Thu của đời người.” Dĩ nhiên Ngày Ông Bà là ngày của cả ông bà Nội và ông bà Ngoại.

GIỚI TRẺ PHI CHÂU

Năm 2015, giới trẻ ở Phi châu là 226 triệu, chiếm 19% dân số toàn cầu. Liên Hiệp Quốc quy định giới trẻ là những người từ 15 tới 24 tuổi. Vào năm 2030, người ta ước tính giới trẻ tại Phi châu sẽ tăng khoảng 42%. Dân số Phi châu rất trẻ, với 60% có độ tuổi dưới 25, trở thành lục địa trẻ nhất thế giới, liên quan việc bù đắp dân số. 10 quốc gia trẻ nhất theo độ tuổi trung bình thuộc Phi châu, Niger đứng đầu với độ tuổi trung bình là 15,1.

VẤN ĐỀ VỆ SINH

Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sạch sẽ cho bản thân và môi trường để phòng bệnh, duy trì và tăng cường sức khỏe – gọi là Phép Vệ Sinh. Kinh Thánh không đề cập vấn đề vệ sinh về thể lý, nhưng đề cập vấn đề vệ sinh về tinh thần – đặc biệt là vệ sinh tâm linh, vệ sinh linh hồn.

Sunday, August 26, 2018

CÁI ĐẦU

Cái đầu là cái đầu lâu
Trung tâm não bộ sớm chiều dẫn đưa
Luôn cần từ sáng tới trưa
Từ trưa đến tối, đêm khuya vẫn cần
Miệt mài hoạt động luôn luôn
Thức hay ngủ vẫn không quên điều hành

Saturday, August 25, 2018

CÁI TÔI KHÔNG TỒI

Hãy cứ là chính mình
Đừng bắt chước ai khác
Bắt chước là ngu ngốc
Là đánh mất chính mình

Người ta sẽ coi khinh
Những người ưa khoác lác
Chính mình còn đánh mất
Thì còn làm được gì?

Ta cứ là chính ta
Nghĩa là không nịnh hót
Mặc ai cao hay thấp
Mặc ai kém hoặc hơn

CHUỖI ĐỜI MÂN CÔI

Con lần Chuỗi Mân Côi
Kính mừng Mẹ Chúa Trời
Khi Vui, Thương, Mừng, Sáng
Cứ lần hạt chuỗi đời

Con lần Chuỗi Mân Côi
Ướp tình lặng giữa đời
Tung hô theo Thần Sứ
Kính mừng Mẹ Chúa Trời

Friday, August 24, 2018

CÁI CHẾT OAN Ý NGHĨA

Sinh – Tử là quy luật muôn thuở, là con người thì ai cũng phải một lần chết. Nhưng cái chết đó có ý nghĩa hay lãng nhách, điều đó thực sự là vấn đề. Cuộc đời tính bằng chiều sâu và chiều rộng, không tính dài hay ngắn, già hay trẻ. Có những cái chết rất ý nghĩa nhưng lại oan uổng – cái chết của các vị tử đạo, cụ thể là cái chết của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả.

CHỮ KHÔN

[Niệm khúc Mt 23:13-32]

KHÔN mà thêm sắc KHỐN liền
KHỐN vì ảo tưởng mình KHÔN hơn người
Kinh sư, Biệt phái chứ ai
Không vào mà cửa Nước Trời khóa luôn
Kinh chiều, kinh sáng, kinh đêm
Thề gian, nói dối còn hơn Cuội nhiều
Khiến người khác phải lao đao
Còn mình thì cứ ra vào ung dung

QUYỀN TỰ DO

Thật vui vì Chúa từ nhân
Không hề ép buộc, cho quyền tự do
Vui rồi mà lại thấy lo
Phải chọn cho vừa Ý Chúa mới nên
Ngày xưa dân Ít-ra-en
Vô ơn, bạc nghĩa, lãng quên Chúa Trời
Giô-suê chỉ hỏi một lời
Dân liền tỉnh ngộ mà thôi lạc lầm
Quyết tâm sám hối ăn năn
Chỉ thờ một Chúa từ nhân muôn đời (1)

BẦU TRỜI NHỎ BÉ

Một ngày kia, tại một làng nhỏ ở Miền Nam Trung Quốc, một em bé tiều tụy, đói rách và mang bệnh phong hủi bị dân làng dùng gậy gộc và gạch đá xua đuổi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của em.
Giữa cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé trên tay để bảo vệ em khỏi những trận đòn và những viên gạch đá ném bừa bãi vào tấm thân bé bỏng của em.

OAI

[Niệm khúc Mt 23:1-12]

Ăn trên, ngồi trước, rất oai
Kinh sư, Biệt phái giảng hay quá chừng
Nói đâu ra đấy, rất thông
Lạnh lùng, lười biếng nên không muốn làm
Ăn tục, nói phét đã quen
Ba hoa, lẻo mép, chẳng nên chuyện gì

Thursday, August 23, 2018

ĐIỂM YẾU NHẤT CỦA MA QUỶ

Chúng ta thường thấy sự dữ trên thế giới, và chúng ta cảm thấy muốn “ăn miếng trả miếng,” nó dùng mưu nào thì mình dùng chước đó để cân xứng với nó. Chúng ta bắt đầu tự nhủ rằng nếu đủ sức, chúng ta có thể triệt hạ Satan và bè lũ tay sai của nó.

ÔNG BA

[Tông đồ Ba-tô-lô-mê-ô – Ga 1:45-51]

Nghe nói về Giêsu rất kỳ lạ
Vốn chân thật, giản dị, không dối gian
Ba-tô-lô-mê-ô nói thẳng luôn:
“Na-da-rét chẳng gì hay ráo trọi!”

Phi-líp-phê bảo trước xem, sau nói
Gặp trực tiếp rồi mới biết thế nào
Thấy Na-tha-na-en, Chúa nói mau:
“Đây là người không có gì gian dối”

Rất ngạc nhiên nên ông vội vàng hỏi:
“Trời đất ơi! Sao Ngài biết rõ tôi?”
Chúa bảo rằng: “Tôi đã biết mười mươi
Trước khi anh còn ở dưới cây vả”

Wednesday, August 22, 2018

TIẾNG ĐÊM

Đêm buông tiếng lặng vào khuya
Hồn rung lên mấy nhịp thơ lạc vần
Nghe đêm nhẹ giọng gọi thầm
Như là tiếng Chúa êm đềm Thánh Kinh
Đêm buông tiếng thở lặng thinh
Gió lùa như khúc ru tình bụi tro
Tiếng đêm vọng điệu ầu ơ
Ru câu thánh nhạc ngâm nga nguyện cầu
Xin dâng lên Chúa tình yêu
Tạ ơn Ngài vẫn sớm chiều xót thương (*)

ĐẠI TIỆC NƯỚC TRỜI

[Niệm khúc Mt 22:1-14 ≈ Lc 14:15-24]

Tiệc Nước Trời sẵn sàng rồi
Nhưng các khách mời không chịu đến ăn
Dù ăn tiệc chẳng tốn tiền
Hoàn toàn miễn phí mà còn chê bôi!
Chủ đành chịu vậy mà thôi
Cho mời tất cả mọi người gần xa

CẦU ĐỨC NỮ VƯƠNG

Khiêm nhu thân phận Nữ Tỳ
Chúa thương cho Mẹ được là Nữ Vương
Mẹ là Mẹ Chúa Thiên Đường
Mẹ là Thánh Mẫu xót thương mọi người
Mẹ là Nguồn Sống an vui
Là Nguồn Hy Vọng cho đời tín nhân

Tuesday, August 21, 2018

THỎA THUẬN

[Niệm khúc Mt 20:1-16]

Tín nhân là thợ vườn nho
Thỏa thuận đúng giờ, giá cả phải chăng
Đúng theo công lý, công bằng
Không hơn không kém, xứng công mình làm

NIỀM XÁC TÍN

Đề cập đức tin – một trong ba đức đối thần, Thánh LM TS Tôma Aquinô (1225-1274) phân tích: “Mặc dù cái nhìn chúng ta bị giới hạn và mờ nhạt về những sự rất linh thánh, nhưng chỉ thoáng thấy những sự ấy cũng đã là hoan lạc lắm rồi. Có ba điều cần thiết cho phần rỗi con người: hiểu biết điều nào PHẢI TIN; hiểu biết điều nào PHẢI ƯỚC AO; và hiểu biết điều nào PHẢI THỰC HIỆN. Có những điều ta phải nắm giữ bằng ĐỨC TIN, nhưng lý trí vẫn có thể tìm hiểu; nhờ đó, mọi người đều có thể chia sẻ tri thức về Thiên Chúa một cách dễ dàng, không hoài nghi và lầm lạc.”

Cũng liên quan đức tin, Chân phước LM Charles Eugène de Foucauld (1858-1916) cho biết: “Giây phút tôi nhận biết Thiên Chúa hiện hữu, tôi biết tôi không thể làm gì khác hơn ngoài việc sống cho một mình Người. ĐỨC TIN tước lột mặt nạ khỏi thế giới này và tỏ ra Thiên Chúa trong mọi sự. ĐỨC TIN làm cho không còn sự gì là không thể, làm cho những từ ngữ như lo lắng, nguy hiểm và sợ hãi trở nên vô nghĩa. Nhờ đó, tín hữu sống cuộc đời yên hàn thanh thản, với một niềm tin sâu xa – như một con trẻ được mẹ cầm tay.”

Đặc biệt là Thánh GH Gioan XXIII (1881-1963) đã từng nhắn nhủ riêng với Giáo Hội Việt Nam: “Xin mượn lời Thánh Phaolô để nhắn nhủ rằng: ‘Các con hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy can trường và mạnh mẽ.’ (1 Cr 16:13) Và để biểu dương hơn nữa lòng thương yêu, săn sóc và cảm phục, cha nhắc lại đây lời Thánh Phaolô: ‘Hằng ngày, cha phải cám ơn Thiên Chúa vì các con. Thực thế, đức tin các con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của các con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo hội của Chúa, hãnh diện vì các con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó: như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà các con đã chịu đau khổ.’ (2 Tx 1:3-5)”

Đức tin trừu tượng, không thể sờ được, nhưng có thể cảm nhận một cách cụ thể. Thật lạ! Tin hay không tin là “chấp nhận” hoặc “từ chối.” Một “biên độ” rất mong manh. Rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp. Sự giằng co đó luôn xảy ra, thế nên cần phải có lòng can đảm để có thể đứt khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà các vị tử đạo dám dứt khoát khước từ sự sống để bước theo Đức Kitô. Các ngài đã can đảm, và một niềm xác tín rằng “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.” (Ep 4:5) Bổn phận của chúng ta – Kitô hữu Công giáo – là TIN YÊU và THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà thôi, chứ không có bất cứ một thần linh nào khác!

Chúng ta diễm phúc là nhận biết Chúa và tin theo Ngài, nhưng đức tin đó phải được chứng tỏ. Giáo lý Công giáo dạy: “Làm dấu Thánh Giá là tuyên xưng Thiên Chúa.” Đó là đức tin của Giáo hội và của mỗi chúng ta. Hằng ngày chúng ta thể hiện đức tin nhiều lần bằng cách làm dấu: “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.” Cũng cần lưu ý là chúng ta “làm dấu” chứ không “làm giấu” (phát âm gần giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau). Tuyên tín một cách đơn giản là “làm dấu Thánh Giá,” thế mà đôi khi chúng ta làm cho xong lần, vội vã như “phù phép,” thậm chí có khi tay “vẽ dấu Thánh Giá” mà miệng còn càm ràm hoặc lầm bầm điều gì đó. Ôi thôi!

Biết rằng con người yếu đuối, dễ thay lòng đổi dạ, nhưng không thể cứ viện cớ đó để tự biện hộ. Miệng thì nói tin Chúa nhưng lại hành động khác, chắc hẳn nên xét lại lắm. Ngày xưa, ông Giôsuê đã quy tụ ở Sikhem mọi chi tộc Israel và triệu tập các kỳ mục Israel, các thủ lãnh, thẩm phán và ký lục. Họ đứng trước nhan Thiên Chúa. Ông Giôsuê nói với toàn dân về lời tuyên phán của Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel: “Thuở xưa, khi còn ở bên kia Sông Cả, cha ông các ngươi, cho đến Terác là cha của Ápraham và của Nakho, đã phụng thờ các thần khác.” (Gs 24:2) Ngày nay, chúng ta gọi họ là những kẻ phản bội hoặc bội bạc, nhưng ngày nay chúng ta cũng có hơn họ, bởi vì chúng ta cũng đã bao lần phạm tội phản nghịch với Thiên Chúa nhân hậu.

Tuy nhiên, ông Giôsuê vẫn không ép buộc mà cho họ tự do chọn lựa: “Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa thì hôm nay anh em CỨ TUỲ Ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của người Emôri mà anh em đã chiếm đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa.” (Gs 24:15) Nghe vậy mà họ thấy “rét.” Họ được “đánh động” nên cảm thấy hối hận, và họ đáp lại: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Ai Cập, từ nhà nô lệ, đã làm trước mắt chúng tôi những dấu lạ lớn lao đó, đã gìn giữ chúng tôi trên suốt con đường chúng tôi đi, giữa mọi dân tộc chúng tôi đã đi ngang qua. Đức Chúa đã đuổi cho khuất mắt chúng tôi mọi dân tộc cũng như người Emôri ở trong xứ. Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi.” (Gs 24:16-18)

Cũng là phàm nhân với nhau nên cũng giống nhau y chang. Nghĩa là chúng ta cũng đã và đang yếu đuối, nói một đàng làm một nẻo, cứ liên tục qụy ngã rồi lại té lên té xuống, vậy mà vẫn chưa thực sự “nên người.” Chúng ta yếu đuối nhưng không được thất vọng, vì chúng ta may mắn có “sức mạnh vô song của Đức Kitô.” Tội lỗi tày trời, tội lỗi ngập đầu, tội lỗi đỏ như máu, thế mà chúng ta vẫn được Thiên Chúa xót thương mà tha thứ tất cả, không chỉ vậy mà chúng ta còn được phục hồi nguyên trạng cương vị người con. Vì thế, chúng ta phải tự hứa: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Ngài chẳng ngớt trên môi. Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.” (Tv 34:2-3) Bất kỳ ai cũng phải “làm lành lánh dữ, tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hòa.” (Tv 34:15) Đó là sống theo huấn lệnh của Thiên Chúa, cũng có nghĩa là chúng ta đã xác tín là tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất.

Tuyệt đối Thiên Chúa là Đấng nhân lành, (x. Ga 10:11 & 14) và chỉ có Ngài là Đấng nhân lành, (Mt 19:17) vì thế Ngài “đối đầu với quân gian ác, xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời,” nhưng Ngài vẫn luôn “để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu.” (Tv 34:16-17) Thật vậy, “họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn.” (Tv 34:18) Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót nên Ngài luôn “gần gũi những tấm lòng tan vỡ, cứu những tâm thần thất vọng ê chề. Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi.” (Tv 34:19-21) Đặc biệt là “xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn, dầu một khúc cũng không giập gãy.” (Tv 34:21) Đó là cách quan phòng và tiền định của Thiên Chúa.

Phàm nhân là loài yếu đuối, chúng ta là phàm nhân nên chúng ta cũng yếu đuối, mà càng yếu đuối thì càng cần có đức tin, và chính đức tin làm cho chúng ta nên vững mạnh. Đức tin và đức ái liên quan tinh thần phục vụ – sống cho và sống vì nhau – khởi đầu từ gia đình. Thánh Phaolô nói: “Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy TÙNG PHỤC LẪN NHAU.” (Ep 5:21)

Tùng phục nhau bằng cách nào? Thánh nhân giải thích “dài hơi” một chút: “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.” (Ep 5:22-25) Như vậy là chính Đức Kitô “thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng NƯỚC và LỜI hằng sống, để trước mặt Ngài, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền.” (Ep 5:26-27) Thiên Chúa là Đấng chí thánh nên những gì thuộc về Ngài đều phải là thánh.

Tương tự, “chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình.” (Ep 5:28) Rất hợp lý, bởi vì vợ chồng “tuy hai mà một,” trở nên “một” qua bí tích Hôn phối. Nên một thì không thể là hai hoặc ba, nghĩa là “người này cũng là người kia.” Chẳng có ai ghét thân xác mình bao giờ, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới hành hạ chính mình, nhưng “người ta NUÔI NẤNG và CHĂM SÓC thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Ngài.” (Ep 5:29-30) Sách Thánh xác định rạch ròi: “Chính vì thế, người đàn ông sẽ LÌA cha mẹ mà GẮN BÓ với vợ mình, và cả hai sẽ thành MỘT XƯƠNG MỘT THỊT.” (Ep 5:31) Và Thánh Phaolô minh định: “Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.” (Ep 5:32) Hình ảnh phu thê là hình ảnh Đức Kitô và Giáo Hội – và ngược lại. Do đó, những người sống đời hôn nhân phải cố gắng thể hiện đức tin qua ơn gọi hôn nhân của mình. Hôn nhân là bí tích do Thiên Chúa thiết lập chứ không phải do loài người tạo nên. Thế nên không thể “vui ở, buồn đi” theo ý mình.

Cái gì cũng có tính liên đới, dù đó là điều tốt hay xấu. Tương tự, đức tin cũng có nhiều hệ lụy. Tất cả đều liên kết với nhau một cách mạch lạc và rất kỳ diệu. Thân xác không hơi thở là xác chết – bởi vì “Chúa lấy sinh khí lại, chúng tắt thở ngay,” (Tv 104:29) và “đức tin không có hành động là đức tin chết.” (Gc 2:17 & 26) Đó là hai cái chết: chết thể lý và chết tinh thần. Cái chết nào cũng đáng sợ!

Hôm đó, khi Chúa Giêsu giảng dạy trong hội đường ở Ca-phác-na-um, Ngài nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời.” (Ga 6:54) Nghe vậy, nhiều môn đệ của Ngài cũng cảm thấy “nóng gáy” nên nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60) Các “đệ tử ruột” mà còn phát biểu vậy đó! Ngài biết tỏng các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, nên Ngài bảo họ: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ KHÔNG TIN.” (Ga 6:61-64) Quả thật, vấn đề đức tin là vấn đề thực sự quan trọng. Không phải cứ nói tin là tin, vì lời nói đó có thể chỉ là “hàng giả” – giả vờ vậy thôi. Cách xác tín cho biết “sức khỏe tâm linh” của chúng ta ra sao, khỏe hay yếu, hoặc cứ làng xàng – chẳng khỏe cũng chẳng yếu.

Thật vậy, ngay từ lúc đầu, Chúa Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Ngài. Thế nên Ngài cho biết: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.” (Ga 6:65) Từ lúc đó, nhiều môn đệ đã “bỏ của chạy lấy người,” không còn đi theo Ngài nữa. Thấy vậy, Ngài hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6:67) Nhưng ngư phủ Simôn Phêrô nói ngay: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.” (Ga 6:68) Thật tuyệt vời! Ngư phủ Phêrô lâu lâu nói một câu nghe “quá đã,” đúng là “trên cả tuyệt vời.” Ông không dám bỏ Sư phụ Giêsu vì ông đã xác tín. Thật vậy, chính ông đã công khai tuyên tín: “Phần chúng con, chúng con ĐÃ TIN và NHẬN BIẾT chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” (Ga 6:69)

Ôi, lão ngư Phêrô ơi! Xin giúp chúng con cũng được sáng con-mắt-đức-tin để có thể chân nhận Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ duy nhất, và luôn biết tín thác vào chính Thiên-Chúa-Con-Người ấy.

Cũng liên quan đức tin, Thánh LM Piô Năm Dấu (1887-1968) cho biết: “Thiên Chúa muốn kết ước với linh hồn TRONG ĐỨC TIN, linh hồn nào muốn cử hành hôn lễ thiên đàng ấy phải bước đi TRONG ĐỨC TIN tinh ròng, đó là phương thế duy nhất thích hợp cho sự kết hợp tình yêu.”

Lạy Thiên Chúa duy nhất và toàn năng, xin thắp lên ánh sáng đức tin trong mỗi chúng con, xin nâng đỡ để chúng con hãnh diện tuyên tín qua từng ánh mắt và mọi động thái, xứng đáng là môn đệ của Đức Giêsu Kitô, Con Yêu Dấu của Ngài, và tất cả chỉ vì Thánh Danh Ngài mà thôi. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Monday, August 20, 2018

VŨ ĐIỆU LẠC ĐÀ

[Niệm khúc Mt 19:23-30 ≈ Mc 10:23-31; Lc 18:24-30]

Vua Tia hợm hĩnh, kiêu căng
Liều mạng khinh thường, mạo nhận thần linh [1]
Phàm nhân mà dám ngông nghênh
Kẻ ngu xuẩn cứ tưởng mình khôn ngoan

XÉT

Cuộc sống có khá nhiều thứ chúng ta cần phải XÉT xem thế nào – tốt hay xấu, tốt tới mức nào và xấu tới mức nào. Xét để Xem ra sao thì người ta gọi là Xem Xét. Đó là điều đầu tiên và cơ bản, phải Xem mới có thể Biết, Biết rồi mới Xét. Nhưng muốn Xét cho đúng thì phải công tâm, không thể theo định kiến hoặc cảm tính, vì như vậy sẽ Xét sai, có thể gây nguy hiểm.

Sunday, August 19, 2018

BÁN ĐỜI

[Niệm khúc Mt 19:16-22 ≈ Mc 10:17-22; Lc 18:18-23]

Làm sao để sống đời đời?
Đó là vấn nạn của người trần gian
Thế nên có một thanh niên
Muốn làm người tốt nên liền hỏi ngay

ĐỜI NGHÈO PHÚ QUÝ

“Rước lễ là con đường ngắn nhất và an toàn nhất để vào Thiên Đàng” (Thánh GH Piô X)

Sinh ra nghèo, sống đời nghèo
Piô Mười suốt sớm chiều bình an
Mong cho mọi sự luôn luôn
Canh tân trong Chúa từ nhân Ngôi Lời (*)
Một đời hướng tới Nước Trời
Hôm nay nghèo khó, muôn đời giàu sang
Dẫu là một vị giáo hoàng
Sarto cũng chẳng hề màng quyền uy (2)
Say yêu Thánh Thể sớm khuya
Trọn đời giản dị, đơn sơ, hiền lành

Saturday, August 18, 2018

THÁNH TÍCH CỦA CHÚA GIÊSU

Sau khi có sắc lệnh Milan, mối quan tâm dành cho Kitô giáo nổi lên trong đế quốc Rôma. Trong đó có Thánh Helena cũng muốn biết thêm về tôn giáo này.