Tuesday, February 28, 2017

THÈM CHAY

(thư giãn ngày chay)

Một ngày vẫn giống mọi ngày
Không thèm, không thích thịt cầy, mắm tôm
Hôm nay chay tịnh, chợt… thèm
Lá mơ, thịt chó mùi thơm quá chừng!
Bụng như gõ trống bập bùng
Quỷ ma xúi giục: “Cứ dùng, rất ngon!”
Giơ tay định gắp thử xem
Bỗng dưng đũa gãy, thấy buồn làm sao!
Hình như Chúa nói phía sau:
“Ăn vô con sẽ bị đau bụng liền!”
Ui da, vừa sợ vừa… thèm
Thôi thì ăn ngó và quên thịt cầy!

TRƯƠNG TỊNH TÂM

CHAY SUY TƯ

Bạn bè tốt là khi té thì đỡ
Không phải là tắt thở rồi thắp nhang
Người thâm thúy nhìn giản dị, bình thường
Kẻ ương ương thích phô trương, hợm hĩnh

THẬP GIÁ và SỰ CHẾT

Cái chết của Đức Giêsu Kitô là ơn cứu độ của chúng ta. Đây là sự thật về cái chết của Ngài.
CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU LÀ HOẠT ĐỘNG YÊU THƯƠNG
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3:16) Nhiều Kitô hữu hiểu câu này và biết sức mạnh của câu này. Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng, đến nỗi bắt Con Ngài chết trên Thập Giá chuộc tội chúng ta, lòng thương xót quá đỗi kỳ lạ.

SỐNG HỮU ÍCH MÙA CHAY

Thời gian không chờ đợi ai. Cũng như các mùa của thiên nhiên cứ đến rồi đi, Mùa Chay cũng vậy. Càng sống lâu càng trải qua nhiều Mùa Chay, nhưng rồi vẫn bình thường, vẫn chưa hoàn thiện theo đúng Ý Chúa. Làm sao đây? Hãy sống Mùa Chay này như MÙA CHAY CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH. Lá xanh hay lá vàng cũng có thể rụng bất cứ lúc nào, dù chỉ gặp một làn gió nhẹ thôi!
Mỗi năm chúng ta có 40 ngày để tích cực noi gương Chúa Giêsu cầu nguyện và ăn chay. (Lc 4:1-2) Đây là thời gian tốt để cố gắng thực hiện hy sinh và làm phong phú đời sống cầu nguyện.

THÁNG BA TÍM

Nắng tháng Ba rất lạ
Trong suốt tựa pha lê
Tỏa hơi nóng như lửa
Thiêu đốt niềm đam mê

GHEN TỴ

“Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” (Lc 10:40)

Cuộc sống luôn cần phải tự vươn lên để càng ngày càng khá hơn, dù đời thường hoặc đời sống tâm linh. Và dù mặc nhiên hoặc minh nhiên, cuộc đời vẫn luôn có những “cuộc thi,” đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng thi đua hoặc ganh đua thì tốt, nhưng nếu ganh tỵ, ghen tỵ hoặc đố kỵ thì thật nguy hiểm! Cổ nhân có câu: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính.” Ngay cả cơn giận cũng có thể khiến người ta hành động bất chính!

HAI CON CHÓ

Nếu bạn thật sự là chúa sơn lâm, cần gì bạn phải chứng minh, cần gì bạn phải khoe khoang vì đơn giản là một khi đã giỏi giang, đã thành công rồi, CHỈ CẦN MÌNH TA BIẾT LÀ ĐỦ.

NGÀY CŨ, NGƯỜI XƯA

Ngày xưa lại chợt trở về
Ký ức chưa nhòa, vẫn thấy buồn tênh
Phận người trôi nổi lênh đênh
Nhìn dòng dĩ vãng, một mình trầm tư
Người xưa không hẹn trở về
Người đi thăm thẳm, người chờ mình ên!

NỐI TÌNH

Cái gì đứt thì mới phải nối. Sợi dây đứt thì cần nối. Nghĩa đen là như vậy. Còn theo nghĩa bóng, cũng có các loại “sợi” cần phải nối. Có những thứ chưa đứt, nghĩa là không cần nối, nhưng vẫn phải làm cho căng ra.

ANH HÙNG HẰNG NGÀY

“Ngày đức vua gặp bước gian truân, xin Chúa đáp lời ngài. Nguyện danh Chúa Trời nhà Gia-cóp khấng phù hộ chở che. Từ thánh điện, cầu Chúa thương cứu trợ, từ Sion, nguyện Chúa đỡ nâng ngài. (Tv 20:2-3)
Một buổi sáng sớm nọ, Debra Watkins lái xe đi làm, trên chiếc cầu cô đang đi có hai xe tải tông đầu vào nhau. Cô lùi xe lại và chạy tới một chiếc xe đang bốc cháy, cô thấy một phụ nữ không còn thở.
Debra kể lại: “Tim cô ta không còn đập và máu chảy nhiều. Hai người đàn ông làm theo tôi yêu cầu.” Hai nạn nhân khác được đưa ra khỏi chiếc xe cháy ngùn ngụt. Đội cứu hộ tới. Debra nói cô là y sinh thực tập.

TRO

Chút tro màu trắng sắc đen
Tro tàn hóa bụi, có hơn được gì?
Cao hay thấp, giỏi hay ngu
Giàu – nghèo, nam – nữ, trẻ – già,… như nhau!
Hơn nhau được chút gì đâu
Xấu, đẹp thế nào cũng hóa bụi tro
Dẫu khi vui vẫn thấy lo
Ít cười, nhiều khóc bên bờ trần gian!
Trăm năm một khoảng gian nan
Cuộc đời tím sắc phân vân bốn mùa

BỆNH NHÂN CẦU NGUYỆN

(Thi hóa Tv 41)

Phúc cho ai quan tâm người nghèo khổ
Ngày hoạn nạn, sẽ được Chúa cứu nguy
Chúa giữ gìn mạng sống và chở che
Được hạnh phúc, thoát khỏi tay thù địch

Phúc cho ai chăm nom người bệnh tật
Lúc bệnh hoạn, Người chữa cả xác, hồn
Lạy Thiên Chúa, xin thương chữa lành con
Dẫu với Ngài, con đắc tội vô kể!

1/3 – THÁNH DAVID WALES, GIÁM MỤC (qua đời năm 589?)

Thánh David là bổn mạng xứ Wales và có thể là vị thánh nước Anh nổi tiếng nhất. Nhưng chúng ta có ít thông tin về ngài.
Chỉ biết ngài là linh mục, tham gia truyền giáo và lập nhiều dòng, kể cả tu viện chính của ngày ở Tây Nam Wales. Nhiều câu chuyện và truyền thuyết về ngài và các tu sĩ của ngài ở Wales. Cuộc sống khổ hạnh của họ đến cực độ, làm việc trong thinh lặng và hoàn toàn làm việc bằng chân tay. Lương thực chỉ là, bánh, rau và nước.

NGÀY BÉO, NGÀY GẦY

Thứ Ba ngay trước Lễ Tro
Ngày “béo” bất ngờ, “béo” nhất trong năm [*]
Cả năm “béo” chỉ một lần
Để rồi trai tịnh, có phần “gầy” hơn

Monday, February 27, 2017

HỐI TIẾC KHI HẤP HỐI

Chúng ta tất cả đều nghe: “Trên giường chết không ai nói ‘phải chi tôi để nhiều thì giờ hơn để làm việc…’ ”. Các hối tiếc thường về “những gì mình ĐÃ làm và KHÔNG làm”.
Sư huynh Nelson đưa ra một số câu thầy thường nghe khi tháp tùng những người sắp chết.
1. Bao nhiêu lần tôi đã làm gương xấu và có người đã theo gương xấu đó.
2. Tôi đã dửng dưng trước sự đau khổ của người anh em.

NGHĨ VỀ ĐỨC THÁNH GIUSE

Ngày 1-5-2013, lễ kính Đức Thánh Giuse Thợ, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã ký sắc lệnh qui định từ nay tên Thánh Giuse được ghi thêm vào Kinh nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn). Sắc lệnh này được công bố ngày 19-6-2013.
Xin được mở ngoặc một chút: Trong các bài viết, dịch thuật và thi ca – kể cả nhạc, tôi “thích” dùng cách xưng hô với Dưỡng Phụ của Chúa Giêsu là “Đức Thánh Giuse.” Dĩ nhiên đây chỉ là cách riêng của tôi mà thôi. Và rồi có một số người “dị ứng” với cách gọi này, cho rằng xưa nay chúng ta quen dùng danh xưng Thánh Cả Giuse, có lẽ vì vậy mà người phụ trách một website Công giáo ở Việt Nam (không biết tuổi nhỏ hay lớn) đã gởi mail cho tôi và “thắc mắc”: “Tại sao có cách gọi là Đức Thánh Giuse mà không là Thánh Cả Giuse?”

ĐỨC THÁNH GIUSE – ĐẤNG CÔNG CHÍNH

Kinh Thánh phong tặng cho Đức Thánh Giuse danh hiệu cao quý nhất: Đấng Công Chính. Phẩm chất đó có ý nghĩa hơn lòng trung tín trong việc thanh toán nợ nần.

Khi Kinh Thánh nói về Thiên Chúa là Đấng “bào chữa,” nghĩa là Thiên Chúa là Đấng chí thánh và công chính, Ngài cũng biến đổi một người đã chia sẻ cách nào đó về sự thánh thiện của Thiên Chúa, và người đó thực sự “công chính” vì được Thiên Chúa yêu thương. Nói cách khác, Thiên Chúa không đùa giỡn, không nói cho có, mà Thiên Chúa hành động như thể chúng ta đáng yêu ngay khi chúng ta không đáng yêu.

ĐẾN VỚI ĐỨC THÁNH GIUSE

Đức Thánh Giuse quá lặng lẽ và quá khiêm nhường nên thường bị lãng quên. Phải công nhận rằng phong cách sống của ngài rất độc đáo và tuyệt vời. Có lẽ vì vậy, khi thiết lập lễ kính Đức Thánh Giuse năm 1955, ĐGH Piô XII đã căn dặn chúng ta: “Nếu muốn đến gần Chúa Giêsu, ngày nay chúng ta phải lặp lại: Hãy đến với Giuse!

THỨ BA “BÉO”

Thứ Ba “béo” là thứ Ba trước Thứ Tư Lễ Tro. Pháp ngữ gọi là Mardi Gras, Anh ngữ là Fat Tuesday – còn gọi là Pancake Day – Ngày Bánh Kếp, được coi như một lễ hội. Theo truyền thống, người ta cũng gọi là Shrove Tuesday – ngày mà các Kitô hữu đi xưng tội để được tha tội. Chữ “shrove” hoặc “shriven” là quá khứ phân từ của động từ “shrive,” với nghĩa “shrive oneself” (xưng tội) và “be shrove” hoặc “be shriven” (được tha tội).

QUỶ KẾ

Quỷ kế không chỉ là mưu kế thâm độc của ma quỷ, mà còn là mưu mẹo của thế gian và… chính mình. Chúng ta gọi đó là ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt. Nhưng chính mình lại là “nội gián” đáng sợ nhất!
Đôi khi chúng ta ngạc nhiên vì chính Satan lại khuyến khích chúng ta quan tâm người khác. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng nó không có ý ngay lành, nó làm vậy để chúng ta tưởng mình tốt lành, và rồi chúng ta kiêu ngạo, thế là chúng ta “sập bẫy” của nó vì thực sự nó chỉ muốn kéo chúng ta xa rời việc bác ái hằng ngày. Ma quỷ rất xảo quyệt, nhìn bề ngoài có vẻ tốt lành, nhưng bên trong đầy mưu mô!

TỘI LỖI và THÁNH THIỆN

Mùa Chay lại về. Mùa Chay nhắc nhớ tới kiếp bụi tro của phàm nhân, đời tội lỗi của chúng ta. Ai là người có tội? Ai là người đạo đức? Nhưng có ai là tội nhân thánh thiện hay không? Có. Và có thể là chính mỗi chúng ta, nếu...

BÊN TRONG CHỖ NGUY HIỂM

“Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn, biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình. Họ sẽ không bao giờ lay chuyển, thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân. (Tv 112:5-6)
Dick Morgan được ghi tên trên bia tưởng niệm về vụ khủng bố 11-9-2001 tại Ground Zero. Ông là một trong những người phản ứng đầu tiên. Điều đặc biệt về Dick: ông là dân thường duy nhất có tên trong danh sách đó. Những người khác là cảnh sát, lính cứu hỏa hoặc y bác sĩ.

Sunday, February 26, 2017

MƯU MA CHƯỚC QUỶ

Ma quỷ rất ghét khi con người hướng về Thiên Chúa và đến gần Thiên Chúa. Chúng tìm mọi cách quấy phá để ngăn chặn chúng ta. Nó lợi dụng những lúc chúng ta “yếu đuối” (cả thể lý và tinh thần), nó sẽ tấn công. Nó đã áp dụng “chiêu” đó khi thấy Chúa Giêsu cảm thấy đói sau 40 ngày ăn chay.

TỘI LỖI và HỒNG ÂN

[Diễn ý Rm 5:12-19]

Vì một người sa ngã
Cả nhân loại khổ đau
Là do Tội Nguyên Tổ
Ảnh hưởng đến ngàn sau

Vì tội nên phải chết
Dù cao, thấp, sang, hèn
Với con người là hết
Đi vào trong lãng quên

28/2 – CHÂN PHƯỚC DANIEL BROTTIER, LINH MỤC (1876-1936)

Daniel Brottier sinh ngày 7-9-1876 tại La Ferté-Saint-Cyr, GP Blois (Pháp quốc). Ngài thụ phong linh mục năm 1899 và bắt đầu dạy học tại trường Pontlevoy (Pháp). Ngài muốn loan báo Tin Mừng cả ngoài lớp học nên ngài gia nhập Hội Truyền Giáo Chúa Thánh Thần (Congregation of the Holy Ghost) tại Orly (Pháp) năm 1902, đi truyền giáo tại Saint-Louis, Senegal, thuộc Tây Phi, năm 1903. Sau 8 năm, vì sức khỏe suy yếu, ngài trở lại Pháp năm 1911 và quyên góp tiền xây nhà thờ chính tòa mới tại Dakar, Senegal. Thánh đường này được thánh hiến ngày 2-2-1936, chỉ vài tuần trước khi ngài qua đời.

CHIẾC MÃO GAI CỦA CHÚA GIÊSU LẠI CHẢY MÁU Ở ANDRIA

Kể từ năm 1633 là lúc mà người ta bắt đầu ghi chép những biến cố xảy ra cho “chiếc gai cuả Chuá” thì từ đó đến nay, không hề sai trật, hễ cứ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mà lại trùng hợp với ngày Lễ Truyền Tin, tức là ngày 25 tháng 3, thì chiếc gai lại rỉ máu.
Lần chót sự lạ này xảy ra là vào năm 2005, và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay cũng trùng với lễ Truyền Tin, cho nên chiếc gai lại chảy máu nữa.

CHUYỆN ĂN CHAY

(Thi hóa Mt 6:1-6, 16-18)

Làm việc lành phúc đức
Anh em phải coi chừng
Chớ có nên phô trương
Cho thiên hạ nhận biết
Bằng không, sẽ chẳng được

CƠN CÁM DỖ

(Thi hóa Mt 4:1-11)

Bấy giờ Đức Giêsu
Được Thần Khí Thiên Chúa
Dẫn vào hoang địa kia
Chịu ma quỷ cám dỗ
Người ăn chay ròng rã
Suốt bốn mươi ngày đêm
Và rồi sau khi đó
Người thấy đói, muốn ăn

MỆNH LỆNH MÙA CHAY

Thời gian trôi chầm chầm mà lại cảm thấy nhanh. Và rồi Mùa Chay lại về... với ba việc cụ thể: trai tịnh, cầu nguyện, và bác ái.

Mùa Chay là thời gian thuận tiện và là mùa cứu độ. Có điều đặc biệt mà ai cũng PHẢI NHỚ luôn luôn: “Memento mori – Hãy nhớ mình sẽ chết.” Đó là một dạng mệnh lệnh. Có nhiều mệnh lệnh, nhưng khởi đầu Mùa Sám Hối, Giáo Hội nhắc chúng ta hai mệnh lệnh của Thiên Chúa, tuy ngắn gọn nhưng quan trọng, một là mệnh-lệnh-cách-xác-định: “Hãy Xé Lòng!” và một là mệnh-lệnh-cách-phủ-định: “Chớ Giả Hình!”

BÍ QUYẾT CHỌN VỢ

Năm Gia Đình, chúng ta cùng thư giãn về “bí kíp” tình yêu và hôn nhân...
Nói có sách, mách có chứng. Này nhé, các bạn con trai (giai) nào đang còn “đơn thương độc mã”, hoặc là “lắm mối, tối nằm chèo queo”, thì hãy mở sách Thánh Kinh ra, và cùng nhau xem 15 cách để lấy được vợ là những cách nào nha!
CÁCH 1
Sách Đệ Nhị Luật (21:11-13) – “Ngươi hãy đi tìm một nữ tù nhân chiến tranh, đem nàng về nhà, cạo trọc đầu, cắt tỉa móng tay móng chân cho gọn gàng tươm tất, và cho nàng mặc quần áo mới vào. Thế là nàng sẽ thuộc về ngươi”.
* Cách này hơi tốn công, mà cũng khá tốn kém, xét cho cùng thì chỉ có lợi cho thẩm mỹ viện và mấy cái tiệm làm “neo” thôi!

ĐIỀU ĐẶC BIỆT

“Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!” (Tv 31:25)
Bài thơ dưới đây có tựa đề đơn giản là “Chúng Tôi Đến Thành Phố Từ EMT.” Bài này được một nhân viên cấp cứu hưu trí chia sẻ tại buổi họp mặt ở Wisconsin, tác giả khuyết danh.
Chúng tôi xin lỗi nếu chúng tôi làm bạn thức giấc lúc nửa đêm,
Nhưng có người hàng xóm đang đấu tranh giành sự sống.
Chúng tôi xin lỗi nếu chúng tôi chặn đường khiến bạn phải đi vòng đường khác,
Nhưng vì có sự cố tồi tệ là có người sắp chết.
Khi bạn thấy chúng tôi đến, chúng tôi mong bạn hiểu,
Hãy để chúng tôi hành động, có người cần chúng tôi giúp đỡ.
Đôi khi có người bị ngạt thở, đôi khi có người bị gãy chân,
Đôi khi có người tim ngừng đập, khi chúng tôi đến thì quá trễ.
Khi bạn thấy chúng tôi khóc, bạn tưởng chúng tôi cô đơn,
Bạn biết chúng tôi có điều “tồi tệ,” chúng tôi cảm thấy thất vọng.
Bạn hỏi tại sao chúng tôi như vậy, sao lại nhìn họ chết?
Không dễ nói ra nhưng chúng tôi cố gắng cho bạn biết lý do.
Từ trong sâu thẳm tâm hồn chúng tôi đang gào thét,
Chúng tôi đến để cứu những người lân cận trong lúc họ đau khổ nhất.
Thiên Chúa trao ban cho chúng tôi điều gì đó đặc biệt giúp chúng tôi nhìn thấy bạn,
Chúng tôi làm vậy vì chúng tôi yêu thương bạn và quan tâm tới bạn.
Trên thế giới này luôn có những người cảm thấy họ tốt lành khi giúp người khác trong lúc khó khăn, cần được giúp đỡ. Đó là điều khác thường ở những người phục vụ và làm cho cuộc sống của họ đặc biệt hơn.
Lạy Đấng an ủi, xin cảm tạ Ngài về “điều đặc biệt” mà con cảm nhận nơi con khi giúp người khác. Xin giúp con duy trì viễn cảnh của Ngài bằng cách thể hiện lòng can đảm và động lòng trắc ẩn khi con phục vụ tha nhân. Amen.
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ STRENGTH for SERVICE to GOD and COMMUNITY)

27/2 – THÁNH GABRIEL ĐỨC MẸ SẦU BI, TU SĨ (1838-1862)

Sinh tại Ý trong một gia đình nhiều người và có tên thánh rửa tội là Phanxicô, ngài mồ côi mẹ khi mới 4 tuổi. Ngài được học với các tu sĩ Dòng Tên, hai lần khỏi bệnh nặng, và tin Chúa gọi mình sống đời tu trì. Ngài muốn vào dòng Tên nhưng bị từ chối, có lẽ do tuổi tác, vì chưa đủ 17 tuổi. Sau khi người chị chết vì bệnh dịch tả, ý muốn đi tu của ngài càng mạnh hơn và ngài được dòng Chúa Chịu Nạn (Passionists) chấp nhận. Khi vào nhà tập, ngài có tên dòng là Gabriel Đức Mẹ Sầu Bi.

BÍ ẨN THIÊN ĐÀNG

THIÊN ĐÀNG LÀ NƠI CÓ THẬT
Trong Ga 14:1-6, hai lần Chúa Giêsu sử dụng chữ “topos” (Hy ngữ), nghĩa là “nơi chốn”. Ví dụ, Ngài nói: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em”. Trong cổ ngữ được dùng để viết Tân Ước, chữ “topos” đề cập một nơi có thật. Hơn nữa, Chúa Giêsu sử dụng cách nói cụ thể như “chỗ” và “nhà” để mô tả nơi có Chúa Cha.
THIÊN ĐÀNG KHÔNG Ở ĐỜI NÀY
Thiên Đàng không là cuộc sống tốt đẹp mà chúng ta tạo cho mình ở trên thế gian này. Chúa Giêsu nói: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:2-3). Chữ “đi” ngụ ý rằng Ngài sẽ rời khỏi thế gian để đến một nơi tốt đẹp khác.

Saturday, February 25, 2017

SỐNG – THA THỨ

KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

“Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 25:35-36)
Thập niên 1970, Chuck Colson chỉ được biết là một chính khách tàn ác, là “ông búa rìu,” thời tổng thống Richard M. Nixon. Trong vụ Watergate, ông phạm tội ngăn cản công lý và rồi bị tù ở Alabama. Trong thời gian khủng hoảng cá nhân này, Colson tín thác vào Đức Giêsu Kitô. Báo chí đưa tin: “Nếu ông Colson có thể sám hối tội lỗi mình, cũng có niềm hy vọng cho mọi người.”

26/2 – THÁNH PORPHYRY GAZA, GIÁM MỤC (353-421)

Chúng ta lật lại lịch sử để biết một chút về một thánh nhân không mấy quen với đa số những người ở Tây phương nhưng được các Giáo hội Chính Thống Nga và Hy Lạp tôn kính. Ngài sinh ở gần Hy Lạp hồi giữa thế kỷ thứ IV, nổi tiếng về lòng quảng đại với người nghèo và sống khổ hạnh. Các vùng hoang địa và hang động đã là nơi ở của ngài một thời gian. Lúc 40 tuổi, ngài ở Giêrusalem và được thu phong linh mục.

Friday, February 24, 2017

TỪ BỎ ĐỂ SỐNG MÙA CHAY

Thứ Tư Lễ Tro là khởi đầu Mùa Chay. Mùa Chay tới, nhiều người nghĩ phải cố gắng từ bỏ điều gì đó để bước theo Đức Kitô. Tuy nhiên, những điều này lại thường ít ảnh hưởng đến cuộc sống, chúng ta “khôn lỏi” lắm!

VẾT MÒN

Con người thật là yếu đuối, hèn nhát, ngu xuẩn, nhưng lại luôn lên mặt tỏ ra mình ngoan hiền! Điều mình muốn thì không làm, lại cứ làm điều mình ghét, không hề muốn. (x. Rm 7:15) Ai cũng có những “vết mòn.” Khốn nạn thay!

BẠN và BÈ

[Niệm khúc Hc 6:5-17]

Ở đời – “bạn” ít, “bè” nhiều
Quen nhiều, thân có bao nhiêu đâu mà!
Khi vui họ vỗ tay to
Khi buồn chẳng thấy có “ma” nào gần
Trước mặt tỏ vẻ rất thân
Sau lưng đâm thọc còn hơn kẻ thù

25/2 – CHÂN PHƯỚC SÊBASTIANÔ APARICIÔ (1502-1600)

Những con đường và những cây cầu của chân phước Sêbastianô nối với nhiều vùng sâu vùng xa. Cây cầu cuối cùng của ngài là để giúp nam giới và nữ giới nhận biết phẩm giá và số mệnh của mình mà Thiên Chúa đã ban.
Cha mẹ của Sêbastianô là những nông dân người Tây Ban Nha. Lúc 31 tuổi, ngài đến Mexico làm nông nghiệp. Ngài làm nhiều con đường giúp cho việc thương mại được dễ dàng. Con đường dài 466 dặm từ thành phố Mexico tới Zacatecas mất 10 năm mới hoàn tất và phải thương lượng với nhiều người dọc hai bên đường.

KỶ LỤC KINH THÁNH

1. SÁCH ĐƯỢC IN NHIỀU NHẤT VÀ BÁN CHẠY NHẤT
Kinh Thánh là cuốn sách có số lượng in nhiều nhất và bán chạy nhất từ trước tới nay. Theo ước tính đã có trên 3 tỷ cuốn Kinh Thánh đã được in ra. Hiện nay, có khoảng 100 triệu cuốn Kinh Thánh được bán ra mỗi năm và con số này mỗi năm càng gia tăng.

Thursday, February 23, 2017

CHIẾC XƯƠNG SƯỜN

Từ thuở khai thiên lập địa, Thiên Chúa đã dựng nên Adam. Khi Thiên Chúa thấy Adam có một mình thì không tốt, Ngài làm cho ông ngủ say, rồi lấy chiếc xương sườn của ông mà làm nên một người bạn đồng hành – một người trợ tá. Đó là phụ nữ đầu tiên.
Khi Adam thấy Eva, ông yêu thương bà và nói: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra” (St 2:23).

ĐÔI TAY

Tay không, tay có
Tay có, tay không
Tay nào ghen ghét
Tay nào yêu thương?

Đôi tay nhân thế
Bạo lực, tranh giành
Đôi tay Thiên Chúa
Ban muôn phúc lành

Tay phải, tay trái
Để phân biệt thôi
Không phải để nói
Phải đúng, trái sai

Tay nào táy máy
Ngọ nguậy chẳng yên
Móc nối sai trái
Đừng tiếc, chặt liền! (*)

Tay nào bác ái
Được Chúa chúc lành
Tâm hồn thư thái
Sống vui an bình

Tay con gầy guộc
Nhìn chẳng ai ưa
Nhưng con xin viết
Về Chúa nhân từ

Tay con thô thiển
Nhìn rất vô duyên
Xin Ngài biến chuyển
Thành tay từ nhân

TRẦM THIÊN THU
Sáng 23-2-2017

(*) Mc 9:42; Mt 18:8.

24/2 – CHÂN PHƯỚC LUCA BELLUDI (1200 – khoảng năm 1285)

Năm 1220, Thánh Antôn đang giảng đạo cho cư dân ở Padua thì chàng trai Luca Belludi đến gặp ngài và xin nhận y phục của những người theo Thánh Phanxicô. Thánh Antôn thấy Luca có tài và có giáo dục nên giới thiệu với thánh Phanxicô. Luca được Thánh Phanxicô nhận vào Dòng Phanxicô.

Lúc 20 tuổi, Luca theo Thánh Antôn đi giảng đạo và được bổ nhiệm làm vệ sĩ của các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn (Friars Minor) ở thành phố Padua.

DẤU ẤN SÁT TẾ

[Phóng tác theo St 22:1-2, 9-13, 15-18]
Ông Ápraham vừa nắm đầu thằng cu Isaác vừa giơ dao lên để “cắt tiết” nó làm lễ dâng theo lệnh truyền của Đức Chúa.
Bỗng... “xoẹt”... Ánh sáng chói lòa. Có tiếng nói vang:
– Bớ Ápraham! Chớ có sát hại con trẻ!

Wednesday, February 22, 2017

KINH THÁNH: TÁC PHẨM VĂN HÓA VÔ GIÁ CỦA NHÂN LOẠI

MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ KINH THÁNH

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

GÓP PHẦN VỚI CỘNG ĐỒNG

“Làm sao thiếp lại có thể đành lòng chứng kiến tai hoạ giáng xuống dân của thiếp? Làm sao thiếp lại có thể đành lòng chứng kiến cảnh nòi giống của thiếp bị diệt vong?” (Es 8:6)
Sara Hooker sinh trưởng ở Swaziland, Phi châu, nơi bị hoang tàn vì đại dịch HIV/AIDS trong nhiều năm. Một phần tư số người ở đó phải sống chung với HIV. Hy vọng sống sót chỉ 32 năm với tỷ lệ nhiễm cao nhất thế giới.