Wednesday, November 30, 2016

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954: CHUYỆN 60 NĂM VẪN CÒN XẠO!

Ngày 20.7.2014, để ghi nhớ 60 năm ngày ký Hiệp Định Genève 1954, báo chí trong và ngoài nước đã viết khá nhiều về biến cố này. Nhưng mặc dầu các tài liệu bí mật đã được công bố gần hết rồi, phịa sử vẫn còn được tiếp tục xử dụng!

THANH LỌC

Thanh lọc là làm cho trong sạch, làm cho tinh khiết, bỏ chất dơ bẩn và lấy chất tốt lành. Anh ngữ dùng chữ “purge” để chỉ hành động thanh lọc, do đó sinh ra tính từ “purgatory” (có tính chất làm trong sạch), vì thế mà sinh ra danh từ “purgatory” (nơi thanh lọc, chốn thanh luyện). Theo Công giáo, Purgatory có nghĩa là Luyện Hình hoặc Luyện Ngục.

Tuesday, November 29, 2016

VỌNG GIÊSU

Ngày đêm con đợi trông Ngài
Khác chi đất hạn mong trời mưa tuôn
Hồn con khắc khoải, cô đơn
Ngày tháng u buồn vì vắng Giê-su
Tim con giá lạnh bốn mùa
Khát Ơn Cứu Độ xuất từ Ngôi Hai

ĐIỀU KỲ DIỆU

“Xin Chúa bảo toàn sinh mạng con, bởi vì con trung hiếu. Xin cứu độ tôi tớ Ngài đây hằng tin tưởng nơi Ngài.” (Tv 86:2)

Tổ chức “Believe It or Not” được Ripley thành lập năm 1918, đã thu gom được 20.000 bức hình, 30.000 vật phẩm và hơn 100.000 tranh hí họa. Ripley đã sưu tầm nhiều câu chuyện ly kỳ về quân đội Hoa Kỳ, khó tin mà có thật.

NIỀM TIN CẬY

“Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì. Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ cậy tin.” (Tv 27:3)

Ngày 13-8-1863, tại tổng hành dinh quân sự ở Bắc Virginia, tướng Robert E. Lee tuyên bố:

“Nhân danh mọi người, tổng thống Hoa Kỳ đã ấn định ngày 21-8 hằng năm là NGÀY ĂN CHAY, KHIÊM NHƯỜNG và CẦU NGUYỆN. Sĩ quan và quân đội đều phải nghiêm túc tuân giữ ngày này. Các nhiệm vụ quân sự sẽ tạm ngưng vào ngày này, trừ các nhiệm vụ thực sự cần thiết. Chỉ huy trưởng các lữ đoàn và trung đoàn phải tổ chức cầu nguyện, phù hợp với hoàn cảnh, và thể hiện mệnh lệnh của mình.”

BỐN NGỌN NẾN

Đây ngọn nến thứ nhất
Hiện thân Sự Hòa Bình
Muôn người luôn mơ ước
Chờ mong suốt đêm ngày

GIÁO ĐƯỜNG IM BÓNG

Khi còn là một chàng trai 17 tuổi, NS Nguyễn Thiện Tơ đã viết ca khúc đầu tay là bài “Giáo Đường Im Bóng,” lời của Phi Tâm Yến, có liên quan Giáng Sinh.

Tại sao giáo đường lại im bóng trong khi đêm Giáng Sinh khắp nơi nhộn nhịp, phố phường tấp nập, xe cộ dập dìu, ai cũng hớn hở, vui tưng bừng?

DỤNG CỤ

“Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: ‘Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no,’ nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2:15-16)

CHUYỆN HANG ĐÁ

Trong bản “Đệ Nhất Tuyên Ngôn” nổi tiếng của Chúa Giêsu, gọi là Bát Phúc hoặc Bài Giảng Trên Núi, Ngài công bố: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5:3)

Monday, November 28, 2016

NIỀM TIN

Niềm tin rất cần thiết cho cuộc sống, dù đời thường hoặc tâm linh. Niềm tin càng cần thiết hơn khi đó là niềm tin tôn giáo – gọi là đức tin. Và niềm tin cũng vẫn thực sự cần thiết, dù ở mức độ “nhỏ” là sự tự tin, đối với từng cá nhân – có hoặc không có niềm tin tôn giáo.

NIỀM TIN NGƯỜI NGOẠI ĐẠO

Giáng Sinh luôn có điều gì đó kỳ diệu mà người ta khó có thể diễn tả một cách trọn vẹn. Theo thiển ý của tôi, điều kỳ diệu đó rất có thể là NIỀM TIN. Vì niềm tin vô hình và trừu tượng nên khó nhận biết, khó nhận biết nên khó diễn tả.

Ngay cả những người không có niềm tin tôn giáo hoặc vô thần cũng vẫn có niềm tin, nhất là khi người ta cảm thấy bất lực, đành thúc thủ, người Công giáo gọi niềm tin đó là Đức Tin.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không là người Công giáo nhưng vẫn ảnh hưởng “điều kỳ diệu” của Lễ Giáng Sinh, bằng chứng là ông đã viết ca khúc “Lạy Chúa, Con Là Người Ngoại Đạo.”

Tuy là người ngoại đạo, nhưng ông xác định: “Lạy Chúa tôi, con người không đạo, nhưng tin có Chúa ở trên cao.” Ca khúc này được viết trong thời chiến tranh tại Việt Nam, ông đã thổ lộ với Đức Chúa về thực tại lúc đó: “Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm, những mìn bom hoen dấu.” Chỗ nào cũng thấy dấu đạn, mìn, bom,… Đáng sợ thật! Không ai làm gì được. Và ông thắc mắc: “Lạy Chúa trên cao, Chúa ở nơi nào?” Không chỉ người ngoại đạo “thắc mắc” mà chính những người mang danh Kitô hữu cũng đã có những lúc “thắc mắc” như vậy khi gặp vấn nạn mà Ông Trời vẫn im lặng!

Tuy có vẻ “mơ hồ” như vậy, nhưng ông vẫn tin: “Lạy Chúa tôi, tuy người không đạo, nhưng yêu nhớ lắm nhạc chuông khuya.” Ông không nói rõ, mà ông chỉ nói theo cách diễn tả của một nhạc sĩ rằng ông “yêu và nhớ nhạc chuông khuya.” Nhạc chuông khuya không phải nhạc chuông điện thoại reo lúc đêm khuya, mà đó là “chuông nhà thờ đổ vang lúc cử hành Thánh Lễ đêm Giáng Sinh.” Nhiều năm trôi qua, ông đã quen và thấy nhớ tiếng chuông đó.

Vì thấy thiếu cái gì đó, ông lại hướng tâm lên Đấng mà ông tin: “Khi con bơ vơ chắp tay nguyện cầu cho người thương còn xa mãi xa, mà suốt đêm dài ánh sáng chưa qua.” Người thương mà ông cầu nguyện cho có thể là người yêu, người thân, hoặc chính những người Việt ở khắp đất nước bốn ngàn năm văn hiến này.

Bản thân ông cũng là một binh sĩ thời chiến, nhưng ông hoạt động trong lĩnh vực tâm lý chiến, ông mô tả một thực tế đau thương: “Xác người nào trôi sông, quay đầu về biển Đông, những bước chân nào đi, có khi không trở lại. Đứa nhỏ ngồi ôm em, không còn nghe đạn nổ, một người phơi tóc bạc, đếm thầm 20 năm.” Chiến tranh là thế, có người đi mà không hẹn ngày về, đứa bé ngồi ôm đứa em chết trên tay, cha mẹ già chờ con mòn mỏi đến nỗi tóc bạc phơ màu thời gian. Gia cảnh buồn biết bao!

Những điều thực tế đó cho thấy con người hoàn toàn bất lực, do đó mà người ta phải tin tưởng trọn vẹn vào một Đấng-Ngự-Trên-Cao. Ông bày tỏ niềm-tin-của-người-ngoại-đạo: “Chúa ơi, Chúa ơi, con người không đạo, nhưng tin Chúa giúp đời thương đau.” Không ai có thể cứu giúp cuộc đời đầy đau thương này, ngoại trừ Thiên Chúa. Và rồi ông dẫn chứng: “Như con tin trong một lần đã lâu, những hờn đau thu ngắn, để đám mây hồng âu yếm giăng ngang.”

Rõ ràng đã có lần ông tin Đấng-Ngự-Trên-Cao, rồi ông được giảm bớt đau khổ, và lại còn được “đám mây hồng âu yếm giăng ngang” – tức là ông thực sự cảm thấy sự bình an trong tâm hồn. Vậy là Thiên Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của ông, và đó cũng chính là phép lạ dành cho ông – một con người thương nước, thương dân, và luôn khao khát hòa bình.

Khi NS Trần Thiện Thanh chưa đi định cư tại Hoa Kỳ, tôi có dịp gặp ông 2 lần tại Saigon, khi ông đi hát ở mấy tụ điểm ca nhạc, những nơi mà tôi sinh hoạt về âm nhạc. Ông rất bình dị và hay cười, điều đó chứng tỏ ông là người có tâm hồn tốt lành. Thiết tưởng, cuộc sống của NS Trần Thiện Thanh rất gần với Thiên Chúa, vì ông là người-ngoại-đạo-có-niềm-tin-vào-Chúa.

Nói về niềm tin, hẳn có nhiều người biết bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của Thi sĩ Kiên Giang. Bài thơ nổi tiếng này đã được NS Huỳnh Anh phổ nhạc và cũng khá phổ biến. Thi sĩ Kiên Giang cũng có niềm tâm sự của một người-ngoại-đạo-có-niềm-tin. Khổ thơ cuối của bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” được ông kết bằng một lời cầu nguyện chân thành:

Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!

Ngay cả những người ngoại đạo cũng phải cầu xin Thiên Chúa ban ơn cứu rỗi, huống chi những người đã và đang có niềm tin vào Thiên Chúa, biết tín thác vào Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế từ trời sinh xuống gian trần.

Kinh Thánh cũng cho biết một số người ngoại đạo mà lại liên quan niềm tin tôn giáo. Trên đường lên Canvê, Chúa Giêsu đã được ông Simon vác đỡ Thập giá. Ông Simon là người ngoại đạo thuộc xứ Kyrênê. (Lc 23:26)

Và rồi một hôm, khi Đức Giêsu vào thành Caphácnaum, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin: “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.” Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó.” Viên đại đội trưởng đáp: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.” (Mt 8:5-8) Chúa Giêsu đã khen đức tin của viên đội trưởng, rồi Ngài nói thẳng: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacóp trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 8:11-12)

Thánh sử Luca kể: Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” (Lc 17:13) Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Vì hồi đó, bệnh nhân phong nào cũng bị coi là ô uế. Đang khi họ đi thì họ được sạch. Phép lạ nhãn tiền. Thấy mình được khỏi thì một người trong số họ liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Mà anh ta lại là người Samari, tức là người ngoại đạo. Thấy vậy, Đức Giêsu mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17:17-18) Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” (Lc 17:19)

Người ngoại đạo không chỉ có đức tin mạnh và còn biết trở lại để tạ ơn Chúa sau khi được ơn. Còn 9 người có đạo lại “qua cầu rút ván,” phủi tay là xong, không hề biết tạ ơn.

Lại một người ngoại đạo khác biết thể hiện đức tin qua việc yêu thương và giúp đỡ người khác: Có một người trên đường đi từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, một thầy tư tế đi qua con đường ấy, trông thấy nạn nhân, nhưng ông ta tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy nạn nhân nhưng cũng tránh qua bên kia mà đi.

Sau đó, một người Samari kia đi ngang qua chỗ ấy, cũng thấy nạn nhân, và thấy chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, băng bó vết thương cho người ấy, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” (Lc 10:35) Người ngoại đạo mà sống đức tin cụ thể như vậy đó. Còn những người có chức vụ và quyền hành trong Giáo hội lại nhẫn tâm làm ngơ, giảng hay mà làm không hay. Và cả chúng ta nữa, những người mệnh danh là Kitô hữu nhưng đôi khi cũng chỉ là cái “mác,” là “nhãn hiệu,” hành động có khi còn trái ngược! Những người hoạt động Lòng Chúa Thương Xót và Giáo huấn Xã hội Công giáo cũng chưa chắc thực sự khá hơn. Đức tin bị mai một hay đã chết? Sự thật mất lòng!

Chúa Giêsu đã thẳng thắn đặt vấn đề: “Trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (Lc 10:36) Lúc đó, người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” (Lc 10:37a) Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” (Lc 10:37b) Lời này cũng là lời Chúa Giêsu nói riêng với mỗi chúng ta.

Thánh sử Gioan nói: “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Người Con Một, để ai tin nhận Người Con đó thì sẽ không phải chết nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3:16) Tin bằng môi miệng thì ai cũng tin được, tin bằng hành động cụ thể mới là điều Chúa muốn. Vậy mà nhiều người ngoại đạo đã làm được. Bạn có thấy xấu hổ không?

Ngay đêm Chúa Giáng Sinh, một Ánh Sao Lạ xuất hiện trên bầu trời Belem. Những người tai to mặt lớn, chức quyền cao sang đã tìm những chuyên gia cắt nghĩa lời ngôn sứ, nhưng họ chỉ như vịt nghe sấm, miệng chữ A và mắt chữ O. Tới khi những người ngoại đạo từ phương xa tới và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.” (Mt 2:2) Vua Hêrôđê lúc đó mới tá hỏa tam tinh!

Tại Belem năm xưa, tại nhiều nơi ngày nay cũng đã và đang có tâm tình như NS Trần Thiện Thanh và thốt lên lời cầu nguyện chân thành như NS Nguyễn Văn Đông: “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ngự trên cao!”

TRẦM THIÊN THU

Giáng Sinh – 2012

* Trần Thiện Thanh sinh ngày 12-6-1942 tại Phan Thiết, vào Saigon năm 1958. là một nhạc sĩ “chuyên trị” nhạc trữ tình, là người viết nhiều ca khúc về những chuyện tình có thật ngoài đời. Bút hiệu ông thường dùng là Trần Thiện Thanh nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, tử trận). Ông còn là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Nhật Trường. Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng từ trước 1975, được xem là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của “nhạc vàng” (gọi là “tứ trụ nhạc vàng”), ba người kia là Hùng Cường, Duy Khánh, và Chế Linh.

Ông định cư tại Hoa Kỳ năm 1993 theo diện ODP (đoàn tụ gia đình), và qua đời ngày 13-5-2005. Ông có khá nhiều ca khúc phổ biến như: Anh Không Chết Đâu Anh, Bảy Ngày Đợi Mong, Biển Mặn, Chiếc Áo Bà Ba, Chuyện Hẹn Hò (ký tên Thanh Trân Trần Thị), Chuyện Tình Mộng Thường, Đám Cưới Đầu Xuân, Gặp Nhau Làm Ngơ, Hàn Mặc Tử, Hoa Trinh Nữ, Hoa Nở về Đêm, Không Bao Giờ Ngăn Cách, Lâu Đài Tình Ái (phổ thơ Lê Trung Tĩnh), Mùa Đông Của Anh, Người Ở Lại Charlie, Tạ Từ Trong Đêm, Tình Đầu Tình Cuối, Trên Đỉnh Mùa Đông, Yêu Người Như Thế Đó,…

* Thi sĩ Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17-2-1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, ông làm thơ và soạn các vở cải lương nổi tiếng như Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Lưu Bình – Dương Lễ, Trương Chi – Mỵ Nương,…

MÓN QUÀ DÂNG CHÚA HÀI ĐỒNG

Trong các ca khúc giáng sinh có một số không là Thánh Ca nhưng lời ca tương tự Thánh Ca. Một trong số đó là ca khúc “The Little Drummer Boy” (Chú Bé Đánh Trống, L’Enfant au Tambour) – các tác giả Katherine K. Davis, Henry Onorati và Harry Simeone viết năm 1958.

ĐỪNG CHIẾT KHẤU THIÊN CHÚA

Giáng Sinh trùng vào dịp cuối năm, vì thế mọi thứ như ở chặng đua chạy nước rút. Nhưng hàng năm, lễ Giáng Sinh vẫn “bí ẩn” gợi lên những hoài vọng, ước muốn và khao khát. Ai cũng mơ ước và mong chờ điều gì đó, dù điều đó quan trọng hay bình thường thì cũng vẫn là hy vọng trong tim mỗi người.
Thánh Augustinô đã từng cảm nghiệm: “Hồn con còn bồn chồn xao xuyến cho đến khi nào được nghỉ ngơi trong Chúa”. Sự khao khát bình an và sự thỏa mãn đó nằm dưới bề mặt những công việc hàng ngày trong suốt năm. Lễ Giáng Sinh khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta được tạo nên vì cái gì đó, nói chính xác hơn là vì người nào đó. Những thử thách mà chúng ta phải đối mặt là những thứ ở giữa những lúc bận rộn nhất trong năm, nào là mua sắm, nào là tiệc tùng, nào là công việc,… mọi thứ dồn dập khiến chúng ta cảm thấy khó xoay xở.

VỌNG CÔNG LÝ

Người công chính cầm quyền
Dân vui mừng, hoan hỉ
Kẻ độc ác cai trị
Dân khốn khổ, oán than [1]

Xin đoái thương Việt Nam
Lạy Đức Vua Công Lý
Xin làm cho vui thỏa
Giải thoát khỏi ngặt nghèo [2]

VỌNG KHÚC

Chút se lạnh Tháng Mười Hai
Cho lòng se sắt những ngày chờ mong
Khát khao lòng Chúa xót thương
Ngôi Hai giáng thế giữa đồng hoang vu
Tuyệt vời bài học đơn sơ
Mọn hèn, nghèo khó, đơn sơ, hiền lành

ANH HÙNG ÁI QUỐC

“Chúa là núi đá, là thành lũy, là Đấng giải thoát con; lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn, là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ.” (Tv 18:3)

Bạn thấy các anh hùng như thế nào? Hãy suy nghĩ về cuộc đời của ông Thomas Boyle, người ở Barrington Hill, Illinois, Hoa Kỳ, tử vong khi chiến đấu tại Afghanistan lúc 62 tuổi. Ông là chiến sĩ Thủy quân Lục chiến đã từng 2 lần tham chiến tại Việt Nam và Kosovo, là cảnh sát 30 năm ở Chicago, được trao tặng anh dũng bội tinh, và rồi ông bị phiến quân bắn chết khi đang huấn luyện cảnh sát tại Afghanistan.

TRỢ GIÚP ƯỚC MƠ

“Ước mơ thành tựu khiến tâm hồn vui thú.” (Cn 13:19a)

Cô bé Ella, 7 tuổi, bị bệnh bạch cầu. Em có mơ ước là được gặp ca sĩ Selena Gomez. Vào một buổi chiều đặc biệt ở West Hollywood, Ella đã được mãn nguyện. Đêm hôm đó, em dự buổi hòa nhạc của Selena với tư cách là khách mời đặc biệt. Cậu bé Noah, 14 tuổi, phải vô hóa trị, nhưng em ước mơ tham dự buổi thi đấu bóng rổ NBA All-star. Em không chỉ được tham dự mà còn được gặp gỡ các vận động viên.

BIẾN ĐỔI

Kinh Thánh cho biết hoạt động đầu ngày của Chúa Giêsu: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” (Mc 1:35)

DI SẢN CUỘC ĐỜI

“Ấy tuổi đời con, Chúa đo cho một vài gang tấc, kiếp sống này, Chúa kể bằng không. Đứng ở đời, thật con người chỉ như hơi thở.” (Tv 39:6)

Cựu chiến binh Jonathan Blunk đã phục vụ trong binh chủng Hải quân 26 năm, ba lần đi Trung Đông trong thời gian 6 năm, và mong muốn trở thành một chiến sĩ Hải quân SEAL. Nhưng mơ ước đó không thành vì ông bị thương do một tay súng bắn trong đêm ra mắt bộ phim Batman tại rạp Aurora năm 2012.

CHU KỲ VIÊN MÃN

“Tôi kêu cầu Chúa Tối Cao, Chúa ban ơn phúc dồi dào cho tôi.” (Tv 57:3)

Hạ sĩ Duy Nguyen sinh trưởng tại Việt Nam. Ông đến Mỹ lúc 14 tuổi, bỏ lại thân nhân và quê hương. Lúc 19 tuổi, ông gia nhập Thủy quân Lục chiến. Ông cho biết lý do: “Để tạo sự khác biệt, để chấp nhận thử thách là một quân nhân Thủy quân Lục chiến. Tôi cảm ơn cha mẹ đã nuôi tôi nên người như hôm nay. Cha tôi rất hãnh diện về tôi như thế này.”

Sunday, November 27, 2016

TRĂNG VỌNG

Ngắm nhìn trời biết tay Chúa sáng tạo
Muôn trăng sao chính Ngài đã an bài (1)
Đặt vầng trăng đo thời tiết tháng ngày
Dạy mặt trời lặn đúng thời đúng buổi (2)

Thiên Chúa cho thái dương quyền theo dõi
Và có quyền điều khiển cả ban ngày
Đặt trăng sao hướng dẫn đêm đừng sai
Bởi đời đời Tình Chúa vẫn trọn vẹn (3)

Hãy sám hối vì Nước Trời gần đến (4)
Hãy dọn đường, sửa lối cho thẳng ngay (5)
Để đón rước Con Chúa, Đấng Ngôi Hai
Ngài đang đứng đợi chờ ngay đầu ngõ

Vầng-trăng-con có khi mờ khi tỏ
Nhưng vẫn hướng về Vầng-Sáng-Giêsu
Vầng-trăng-con sẽ trở nên tối mù
Nếu không nhờ Ánh Sáng Ngài chiếu tỏa

TRẦM THIÊN THU
Chúa Nhật I Mùa Vọng – 2016

(1) Tv 8:4.
(2) Tv 104:19.
(3) Tv 136:8-9.
(4) Mt 3:2.
(5) Lc 3:4.

TÍN VỌNG

Cuộc cãi vã sinh bởi lòng ghét ghen
Chỉ tình yêu mới khỏa lấp lầm lỗi [1]
Tiến bước đi nhờ đức tin soi lối
Chứ không phải nhờ được thấy Chúa Trời [2]

Ánh đức tin soi sáng cả cuộc đời
Chẳng lo gì dẫu đạo quân vây đánh
Cứ cậy tin dù phải lâm chiến trận [3]
Được cứu nhờ Đấng Em-ma-nu-el

Hãy coi chừng thù địch của anh em
Hãy tỉnh thức vì mưu ma chước quỷ
Chúng đêm ngày gầm thét như sư tử
Luôn rảo quanh tìm những miếng mồi ngon [4]

Trời cao hỡi, nào hãy buông màn sương
Mây hãy mưa đức công chính của Chúa
Đất mở ra nẩy mầm Ơn Cứu Độ
Và chính trực sẽ mãi mãi vươn lên [5]

Lạy Thiên Chúa, con tín vọng ngày đêm
Không có Ngài, đời con gặp nguy hiểm
Lạy Ngôi Hai, cúi xin Ngài mau đến
Cứu nhân gian và giải thoát hồn con!

TRẦM THIÊN THU
[1] Cn 10:12.
[2] 2 Cr 5:7.
[3] Tv 27:3.
[4] 1 Pr 5:8.
[5] Is 45:8.

TỊNH VỌNG

Lặng im là giữ miệng mình
Không buông lời nói ghét khinh, chê cười
Lặng im để xét cuộc đời
Trong khi chờ đợi Ngôi Hai giáng trần
Khốn thay miệng lưỡi nói càn
Giữ gìn được nó là phần phúc riêng
Nó như ách sắt, gông xiềng
Phải canh chừng nó cả đêm lẫn ngày [*]
Xin thương canh giữ, lạy Ngài
Để con chay tịnh những ngày chờ mong

TRẦM THIÊN THU
[*] Hc 28:19-20 – “Phúc thay ai ẩn mình xa cái lưỡi, không gặp phải lúc nó nổi lôi đình, không phải kéo lê cái ách của nó, không bị nó trói buộc bằng xiềng xích gông cùm. Vì ách của cái lưỡi là ách sắt, và xiềng của nó là xiềng đồng.”

QUAN PHÒNG và TIỀN ĐỊNH

“Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín.” (Tv 31:6)

Daniel Rodriguez đã giữ lời hứa khi mang số 83 chơi cho đội Clemson Tigers. Anh là lính bộ binh tham chiến ở I-rắc và Afghanistan. Anh đã đánh trận Kamdesh, ước tính có tới 400 phiến quân tấn công căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.

GẶP THIÊN CHÚA và GẶP CHÍNH MÌNH

“Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người.” (Tv 130:5)

Ông Abraham Lincoln (1809-1865), tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, nói: “Tôi bận tìm hiểu Kinh Thánh, tôi tin đó là Lời Chúa vì tôi tìm thấy chính mình đang ở đâu.”

Ông Ulysses S. Grant (1822-1885), tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ, nói: “Nhờ ảnh hưởng Sách Thánh, chúng ta biết ơn về sự tiến bộ trong nền văn minh của chúng ta, và chúng ta phải coi đó là cach hướng dẫn chúng ta trong tương lai. Kinh Thánh bảo đảm cho sự tự do độc lập của chúng ta.”

GIỌT SƯƠNG GIÊSU

Ruộng-trần-gian hạn hán
Khát Giọt-Sương-Giêsu
Cúi xin Ngài mau đến
Nhân gian thỏa mong chờ

            Ngài là Vua Công Lý
            Là Hoàng Tử Bình An
            Xin Ngài đến cứu độ
            Nhân loại thoát lầm than

Ngài là Vua Thương Xót
Nâng đỡ kẻ nghèo hèn
Những ai bị áp bức
Được Ngài giải thoát liền

            Kiếp phàm nhân khốn khổ
            Không là nhạc, là thơ
            Nhưng bỗng hóa kỳ lạ
            Nhờ Giọt-Sương-Giêsu

TRẦM THIÊN THU

TÌM KIẾM CHÚA

“Chúng ta tiến bước nhờ lòng tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa.” (2 Cr 5:7)

Trên hành trinh tâm linh, một thanh niên cảm thấy khó gặp được Chúa, anh tìm đến một người cao niên đạo đức để mong tìm được sự khôn ngoan.

ĐIỆP KHÚC CHỜ

Sáng chờ nắng đẹp soi ngày
Trưa mong một chỗ nằm dài nghỉ ngơi
Chiều chờ khô ráo mồ hôi
Tối mong thanh thản đủ vui một ngày
Cuộc đời: chuyến khổ vơi đầy
Đôi tay chai sạn, đôi vai nhọc nhằn

Saturday, November 26, 2016

SẴN SÀNG CANH THỨC

[Niệm khúc Mt 24:37-44 ≈ Mc 13:32-37; Lc 17:26-30, 35-36]

Trước ngày nạn Hồng Thủy
Thiên hạ vẫn uống, ăn
Vẫn lấy chồng, cưới vợ
Không một chút băn khoăn

NGUYÊN TRẠNG

“Đối với con người, không có gì tốt hơn là ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra! Nhưng chính tôi đã thấy là điều đó cũng do Thiên Chúa mà đến, vì có ai ăn uống, có ai cảm thấy vui mừng phấn khởi mà không nhờ Thiên Chúa ban cho? Ai đẹp lòng Thiên Chúa, thì Người ban cho trí khôn ngoan, sự hiểu biết và niềm vui.” (Gv 2:24-26a)

CHUYỆN GIAO MÙA

Giao mùa là thời khắc “tiễn” mùa cũ đi để “đón” mùa mới tới. Theo quy luật tự nhiên, bốn mùa cứ luân phiên thay đổi: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Mùa nào cũng có nét đặc trưng, được cái này thì mất cái khác. Cuộc đời cũng thế – có cái được và có cái mất, con người cũng vậy – có cái hay và có cái dở. Nhân vô thập toàn.

KHÁM PHÁ

“Ngài quả là nguồn sống, nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng. Xin hằng thương những kẻ biết Ngài, và hằng xử công minh với những ai có lòng ngay thẳng.” (Tv 36:10-11)

Ông Christopher Columbus (1451-1506, người Ý) luôn có vị trí đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ, và Ngày Columbus trở thành ngày nghỉ toàn quốc.

GIÁ TRỊ KINH THÁNH

Mệnh lệnh tôi truyền cho anh em hôm nay đây, không vượt quá sức lực hay ngoài tầm tay anh em. Mệnh lệnh đó không ở trên trời, khiến anh em phải nói: “Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?”. Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia biển, khiến anh em phải nói: “Ai sẽ sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành?”. Thật vậy, lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành (Đnl 30:11-14).
Kinh Thánh chính là Lời Chúa. Lời Chúa chính xác tới mức tuyệt đối: “Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18). Lời Chúa cũng phải được ứng nghiệm trọn vẹn, đúng như Chúa Giêsu đã xác định: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Lc 21:33).

HỒN VỌNG

[Niệm khúc 1 Ga 2:16-17]

Trần gian có lắm điều phiền
Thế nhưng chúng lại ưa thèm lắm thôi!
Chỉ vì bản chất “cái tôi”
Dục vọng đua đòi, xác thịt vùng lên
Mắt, tai, miệng, mũi, tay, chân
Chúng đâu có chịu nằm yên bao giờ

KHỦNG HOẢNG và TÍCH CỰC

“Nhưng lạy Chúa, chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ, là vinh dự của con, là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất.” (Tv 3:4)

Ngay khi mới sinh, Eliot Jackson đã bị chứng tràn dịch não (hydrocephalus) và u xơ não. Trong năm đầu tiên, Eliot phải chịu 8 lần phẫu thuật, phải có đồ giữ cho đầu ở áp suất bình thường và giữ cho chất lỏng không chảy xuống bụng. Ông bà Jeff và Elizabeth phải đưa con đi điều trị nhiều lần.

Friday, November 25, 2016

VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Trinh Nữ Ma-ri-a
Đấng Vô nhiễm Nguyên tội
Thánh Mẫu Ma-ri-a
Sống trinh khiết tuyệt đối

Mẹ là người diễm phúc
Vì tin tưởng “xin vâng”
Được đón Vua Trời Đất
Ngự xuống giữa cung lòng

NIỀM KHÁT VỌNG

“Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu.” (1 Tx 5:16-18)

MIỀN CUỐI NĂM

Có nỗi buồn rất xa
Nỗi-buồn-không-thể-nói-ra
Dù rất thực
Tháng ngày cứ chồng chất
Ta nhặt vài câu thơ
Ta gom dăm khúc hát

TẶNG PHẨM TUYỆT HẢO CỦA THIÊN CHÚA

“Con kêu lên Chúa, xin Ngài cứu chữa, để con tuân giữ thánh ý Ngài. Hừng đông chưa xuất hiện, con đã kêu xin, con hằng cậy trông ở lời Chúa. Canh khuya chưa tàn, này mắt con đã mở, để suy niệm lời hứa của Ngài.” (Tv 119:146-148)

NGUỒN KINH THÁNH

“Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin.” (Tv 33:4)
Thánh Giêrônimô có câu nói bất hủ: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.” Kinh Thánh là nguồn phong phú về mọi vấn đề liên quan đời sống con người. Đây là 10 bài học từ ông Nô-ê và con tàu:
 1. Hãy nhớ rằng chúng ta cùng ở trên một con tàu hoặc chiếc thuyền.