Tuesday, June 30, 2015

MƯA NẮNG NẺO ĐỜI

THIẾU NIÊN và GIỚI TÍNH

Thiếu niên thắc mắc: "Tôi lẫn lộn về giới tính. Người ta luôn cảnh báo rằng “làm chuyện ấy” là tồi tệ. Nhưng phim ảnh, quảng cáo, và ngay cả cảm giác của tôi, lại nói với tôi rằng điều đó tốt. Sự thật như thế nào?".
Với các tin tức về bệnh AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục, mang thai tuổi thiếu niên, ngoại tình, ly dị, phá thai, phim ảnh “đen”, quấy rối tình dục, hãm hiếp, tội phạm liên quan tình dục và các bi kịch khác, cho thấy rằng tình dục là tồi tệ.

CHỖ NGỒI

Làm sao ai nhớ được
Bao nhiêu chỗ mình ngồi
Chỗ ngồi không hề biết
Người ngồi đó là ai

Ngồi xong, ta đứng dậy
Quên ngay chỗ mình ngồi
Biết hay không biết vậy?
Ngồi xong bỏ đi thôi!

HOA XƯƠNG RỒNG

Có những mùa nước nổi
Lũ trắng xóa mênh mông
Có những mùa hạn hán
Nứt nẻ khô cánh đồng

ÁO EM VƯƠNG BÀI THƠ ANH

Em bước vào đại học
Biết tìm đâu dáng thơ?
Cô bé như trong mơ
Nhìn mưa qua cửa sổ

Áo em còn trắng nữa
Cho anh biết làm thơ?
Từng ngày tà phất phơ
Cuộn thơ anh vào lớp

Em bước vào đại học
Từ giã chút ngây thơ
Mai em là cô giáo
Anh sẽ là gã khờ

Để từng chiều vu vơ
Đếm bước trên hè phố
Tìm bài thơ dang dở
Vương đôi tà áo ai

KHA ĐÔNG ANH

BÓNG ĐÁ

Như vòng xoay cuộc đời
Trái banh không mệt mỏi
Cứ lăn tròn rất vội
Không ngừng cố vươn xa

Đời phù phiếm bôn ba
Có đôi khi rời rã
Những tháng ngày nghiệt ngã
Cố tìm quên ưu sầu

Đường bóng biết về đâu
Cuộc đời ai biết trước
Cầu xin Ngài ban phước
Trên sân đời mênh mông

Tỷ số có thể… “không”
Đức-tin-không-thua-cuộc
Dù cho không vô địch
Vẫn nhận “vé” Nước Trời

TRẦM THIÊN THU
Chung kết Copa América, 30-6-2015

Monday, June 29, 2015

TIẾNG NÓI CON TIM

GIA ĐÌNH và HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

Trong bài thơ “Hai Sắc Hoa Tigôn,” thi sĩ T. T. KH thổ lộ: “Em vẫn đi bên cạnh cuộc đời / Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi.” Điều đó chứng tỏ bà không hề hạnh phúc trong hôn nhân.

Sunday, June 28, 2015

MỘT LẦN NGÃ NGỰA

 Trở Nên Mới Trong Đức Kitô

PHONG CÁCH THẢN NHIÊN

Động thái thản nhiên là một phong cách sống độc đáo – dễ mà khó. Người thản nhiên là người bình tĩnh, điềm đạm, điềm nhiên, có thể làm chủ mọi tình huống và chính mình. Họ là người “tự động” và “chủ động,” chứ không “bị động” hoặc “thụ động.” Phong cách “cứ là chính mình” không phải ai cũng làm được – tức là không xu nịnh, không tâng bốc bất cứ ai, nhưng không đè bẹp ai. Phong cách đó được người xưa gọi là “cái dũng của thánh nhân.”

Saturday, June 27, 2015

NHIỀU và ÍT

[Niệm ý 2 Cr 8:13-15]

Không cần phải sống ky bo, hà tiện
Để giúp đỡ người khác sống bớt nghèo
Nhưng cũng đừng vung tay qua khỏi đầu
Như công tử Bạc Liêu muốn “chơi nổi”

Friday, June 26, 2015

ĐÁ TẢNG PHÊRÔ

[Niệm ý Mt 16:13-20; Mc 8:27-30; Lc 9:18-21]

Phê-rô tuyên tín rạch ròi:
“Thầy là Con Đức Chúa Trời, không sai” [1]
Phê-rô tính nóng, làm ngay
Không nên không phải chém tai đứt liền
Chúa rằng: Đừng vội nổi điên
Từ từ giải quyết, sống hiền, đừng ngông!”

CÔ GÁI XÓM CHÙA

Em sinh ra ở Xóm Chùa
Hằng ngày em đến Nhà Thờ em chơi
Tuổi thơ qua hết một thời
Giờ là cô gái hoa khôi Xóm Chùa
Em nghe tiếng mõ chiều tà
Rồi nghe chuông vọng ngân từ bình minh
Lòng em không thể vô tình
Mõ, chuông hòa quyện mông mênh đất, trời

CUNG ĐỜI

Nghe câu vọng cổ đêm mưa
Lòng chùng bất chợt xuống xề buồn lơi
So dây nắn nót phím đời
Xàng, xê, cống, líu,... nắn hoài chẳng xong

KÉO và ĐẨY

Kéo và đẩy là hai động tác trái ngược nhau. Ở các cửa kính (công ty, bệnh viện, phòng mạch, thẩm mỹ viện, nhà hàng, tiệm bán trang phục,...), chúng ta thường thấy ghi Pull (kéo) và Push (đẩy). Kéo luôn khó hơn đẩy, vì khi kéo phải dùng nhiều sức hơn khi đẩy.

Thursday, June 25, 2015

NGỐC NGHẾCH

Adam và Eva sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, Adam tò mò hỏi Chúa:

– Thưa Đức Chúa, Eva vợ của con thật là xinh đẹp. Tại sao Ngài dựng nên nàng đẹp thế?

CHÚA MUỐN CON LÀM GÌ ?


Wednesday, June 24, 2015

MÔI SINH GIÁO DỤC

“Tiên học Lễ, hậu học Văn.” (tục ngữ Việt Nam)

Trước tiên học lễ phép ngay
Sau là văn hóa, học ngày học đêm
Học rồi phải nhớ, chớ quên
Chuyên cần áp dụng dù đêm hoặc ngày

KHÚC ĐỜI

(Suy tư Gv 7:13-14)

Thiên Chúa đã bẻ cong
Đố ai uốn thẳng được
Cuộc đời ai biết trước
Đục, trong như thế nào

Đời như thoáng chiêm bao
Lá xanh mau tàn úa
Ít sướng mà lắm khổ
Cõi “tử quy” cận kề

Ngày may mắn, hoan ca
Cứ vui mừng tận hưởng
Bởi vì niềm vui sướng
Chẳng kéo dài bao lâu

KÍNH MỪNG GIUSE


NIỆM KHÚC ĐỜI

(GS Trần Văn Khê mất ngày 24-6-2015)

TRẦN gian “sinh ký” mà thôi
VĂN, Thơ, Nhạc,… cũng đến hồi “tử quy”
Cuộc đời vốn dĩ nhiêu KHÊ
Chỉ mong tìm được “cõi về” bình an
Sinh ra là để chết dần
Mỗi ngày một chút, đồng lần như nhau
Hơn – thua, nào có gì đâu
Chỉ là một trái tim yêu cho đời
Song lang gõ nhịp buông lơi
Đàn kìm mấy nhịp chơi vơi xuống xề
Sáu câu vọng cổ ngân nga
Chín mươi tư nhịp cho vừa khúc nhôi
Xự, xang, cống, líu,… người ơi!
Dệt cho xong Niệm Khúc Đời rồi đi…

TRẦM THIÊN THU

KÍNH MỪNG GIUSE ĐẦY ƠN PHÚC...




GIOAN TẨY GIẢ

GIOAN TẨY GIẢ

Các ngôn sứ là “tiếng loa” kêu gọi theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Như ở Việt Nam ngày xưa, mỗi khi làng xã có điều gì cần thông báo thì có “mõ làng” đi khắp nơi để thông báo.

Thời nay, xã hội văn minh hơn, người ta gọi là văn hóa thông tin, và phương tiện thông báo cũng tiện lợi và mau hơn nhiều. Các trang thông tin nhan nhản như sao sa – đặc biệt là Facebook, Youtube, Twitter, Pinterest, Linkedin, Mix, Tumblr, Instagram,... Nếu không khôn khéo phân định, người ta dễ bị “bội thực thông tin,” và dễ bị lừa vì những tin rác, thậm chí có những trang có vẻ đạo đức nhưng thực ra chỉ là chiêu lừa đảo mà thôi.

Hơn bao giờ hết, câu “cẩn tắc vô ưu” thật là đúng và cần thiết – trước tiên là tự bảo vệ chính mình và không sa chước cám dỗ của ma quỷ đủ màu sắc: đỏ, xanh, vàng, tím,...

Kiểu giả hình của Pharisêu ngày xưa có vẻ còn đơn giản, dễ nhận ra. Ngày nay, kiểu giả hình tinh vi lắm – không chỉ đồ giả mà còn người giả: tín hữu giả, tu sĩ giả, giáo sĩ giả,...

Chân chất, mộc mạc, bụi đời, đơn sơ, giản dị,… như Gioan Tẩy Giả thì chắc chắn là người thật và việc thật, không sợ bị giả mạo.

TRẦM THIÊN THU


 Vũ Điệu Tội Lỗi – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/02/vu-ieu-toi-loi.html
 Quái Vật – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/08/quai-vat.html

ĐỪNG TƯỞNG

[Niệm ý Lc 13:1-5 & Ga 9:1-3]


Đừng thấy người bị ngã

Rồi tưởng mình sống ngay

Đừng thấy người bị khổ

Rồi tưởng mình gặp may


Đừng thấy người bị nạn

Rồi tưởng mình tốt lành

Đừng thấy người gặp hạn

Rồi tưởng mình công minh


Đừng thấy người khốn đốn

Rồi nghĩ họ bất nhân

Đừng thấy người tội lỗi

Rồi tưởng mình từ tâm


Đừng tưởng mình là sáng

Khi thấy người mù lòa

Đừng tưởng mình thánh thiện

Khi thấy người bê tha


Đừng tưởng mình khéo léo

Khi thấy người vụng về

Đừng tưởng mình nhân đạo

Khi thấy người vô tư


Chẳng ai là vô tội

Chẳng ai là nhân lành

Nếu mà không sám hối

Cái chết đáng thất kinh!


TRẦM THIÊN THU

DỊ NHÂN GIOAN TẨY GIẢ

Gio-an Tẩy Giả khác thường
Đi trước mở đường cho Đấng Thiên Sai
Sinh ra đã chẳng giống ai
Cũng không hề giống cuộc đời người ta
Thức ăn, thức uống đơn sơ
Mật ong, châu chấu là vừa bữa ăn

Monday, June 22, 2015

THÁNH Ê-LI-DA-BÉT

Theo Thánh sử Luca, Thánh Ê-li-da-bét là con gái của tư tế A-ha-ron, là vợ của Thánh Da-ca-ri-a, là mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả.
Thánh Ê-li-da-bét đã lớn tuổi mà không có con. Một lần đến lượt dâng hương nơi Đền Thờ, Thánh Da-ca-ri-a được Sứ thần Gáp-ri-en cho biết tin mừng và trấn an: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an” (Lc 1:13).

Sunday, June 21, 2015

CHỮA LÀNH

Kiếp phàm nhân có rất nhiều nỗi khổ, đủ kiểu và đủ mức độ, tóm tắt trong bốn lĩnh vực chính: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Trong tứ khổ đó, cái “đệ nhị khổ” là thứ khổ dai dẳng nhất: Bệnh tật. Bệnh thể lý là cái khổ rõ ràng rồi, nhưng còn cái khổ còn “dữ dội” hơn, đó là “tâm bệnh” và “bệnh tâm linh”.
Vì mắc bệnh tật nên mới cần được chữa trị, còn có “lành” hay không lại là chuyện khác. Về thể bệnh, chúng ta cần sự hỗ trợ của các y bác sĩ và dược sĩ; về tâm bệnh, chúng ta cần Đại Lương Y Giêsu. Các lương y phải như từ mẫu để chứng tỏ Ý Chúa thể hiện qua họ, chứ chính họ không thể chữa lành, vì Kinh Thánh xác định: “Không phải lá cây, chẳng phải thuốc đắp đã chữa họ lành, nhưng chính Lời Ngài chữa lành tất cả(Kn 16:12).

CHÚA MÔI SINH

Laudato Si – Chúc tụng Thiên Chúa (*)
Xin dạy con luôn biết sống khôn ngoan
Nghĩ sâu sắc và yêu thương thành tâm
Theo đúng như Tôn Ý Ngài mong muốn

Đời biến đổi nên con người khốn đốn
Đời khốn đốn vì con người vô tình
Dám kiêu căng khi tàn phá môi sinh
Đời khủng hoảng – tất nhiên, chẳng chi lạ!

Lỗi tại tôi biết bao lần cho đủ
Thiên nhiên xanh bị biến sắc đỏ, vàng
Tự hại mình, cớ sao lại hoang mang?
Cứu hành tinh là việc cần làm gấp!

ĐIỆU BUỒN THÁNH THIỆN

Đã 6 giờ chiều mà trời chưa tối hẳn, vẫn thấy rõ mặt người. Ngày như còn muốn níu kéo ánh sáng, chưa muốn tan hòa vào bóng đêm. Tôi vừa bước vào nhà, Phụng hỏi ngay:

– Sao dạy về tối vậy?

GIỮ ÁNH SÁNG ĐỨC TIN GIỮA ĐÊM TỐI CUỘC ĐỜI

Trời mù sương. Màn sương dày như có thể cắt thành từng lát. Bạn đi tới máy bay và ngồi vào chỗ. Máy bay chuẩn bị cất cánh.Trong màn sương dày đặc không thể nhìn thấy ai, phi công cũng không nhìn thấy, tại sao bạn đi chuyến bay đó? Câu trả lời chắc hẳn phải là vì bạn có niềm tin vào phi công điều khiển hệ thống radar hướng dẫn máy bay đi qua màn sương dày đặc như vậy.

CỨU

(Mc 4:35-40; Mt 8:23-27; Lc 8:22-25)

Thầy ơi, thức dậy mau đi
Biển đời sóng vỗ tư bề, Thầy ơi!
Lênh đênh ở giữa biển khơi
Thuyền nan như chiếc lá rơi bềnh bồng
Đức Tin con kém vô cùng
Không Thầy, chắc chắn đi đoong con liền
Có Thầy, dẫu sóng miên man
Nhưng thuyền vẫn lướt bình an dòng đời

BIỆT THỰ TRE

Rời bỏ sự nghiệp tươi sáng ở New York (Mỹ), Elora Hardy tới Bali (Indonesia) để xây những ngôi nhà tre. Cô cùng những cộng sự của mình và người dân bản địa tìm tòi, cải tiến việc sử dụng tre xây nhà.

Nguồn cảm hứng của Elora tới từ người cha của cô. Ông đã sử dụng tre để xây dựng tất cả các công trình của mình. 6 năm trước, ông xây dựng một ngôi trường ở Bali với nguyên liệu chủ yếu là tre. Elora nhận ra độ bền bỉ, vẻ đẹp của tre và quyết định sử dụng trong các công trình của mình.

Saturday, June 20, 2015

CA DAO GIÊSU

Giê-su Con Đức Chúa Trời
Hóa thành nhục thể làm người trần gian
Rao truyền công lý, bình an
Ban ơn cứu độ muôn dân được nhờ
Giê-su thương xót hải hà
Chữa lành bệnh tật: Mù, què, điếc, câm,…

Friday, June 19, 2015

SOS

Lạy Thiên Chúa, con vô duyên đủ thứ
Dọc đường đời chẳng gặp được điều may
Tháng năm trôi chồng chất nỗi đọa đày
Có những khi hầu như muốn ngã quỵ

Con vẫn cố ngước nhìn lên Thánh Giá
Nhưng đức tin còn mềm yếu, Chúa ơi!
Bao nghĩ suy khiến thân xác rã rời
Khi ước mơ cứ theo nhau vụn vỡ!

LẠ

Nơi khoang thuyền, Chúa ngủ say
Mệt nhoài rong ruổi một ngày khắp nơi
Nói khô miệng biết bao lời
Chân cũng rã rời, bụng lại đói meo
Chỉ tranh thủ chợp mắt mau
Mà phàm nhân vẫn xôn xao quấy rầy:
“Thầy ơi, xin thức dậy ngay
Thuyền nan sóng vỗ bên này, bên kia
Thế này chết chắc thôi mà
Thầy ơi, mau dậy cứu nguy mọi người!”

TÍN THÁC

Tai nghe, mắt thấy sự đời
Trong lòng suy niệm rạch ròi trước sau
Dẫu đời là cuộc bể dâu
Nhưng con tín thác Tình Yêu Chúa Trời
Noi gương Đức Mẹ mà thôi
Chứ con vẫn nặng một đời tội nhân
Ngày sai, tháng lạc, năm lầm
Sớm khuya trông cậy Hồng ân Chúa Trời
Nguyện xin Đức Mẹ giúp lời
Để con được Chúa mỉm cười ngày đêm

VIỄN ĐÔNG

Thursday, June 18, 2015

TẠO VẬT – THỤ TẠO

Tôi thấy trên mạng có người đặt câu hỏi “tại sao ngày nay người ta hiểu “tạo vật” như là những vật được dựng lên, mà không phải là nghĩa “Đấng Tạo Hoá?”. Người ta trả lời: “Từ ‘tạo vật’ bị dùng sai, có lẽ do cách dùng sai trong tôn giáo”.


Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hay những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

Wednesday, June 17, 2015

THỎA NIỀM KHAO KHÁT của CHÚA GIÊSU

Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, chúng ta thường đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, nhất là những người đau khổ. Cầu nguyện buộc chúng ta trao chén nước cho người khát vì cầu nguyện là chúng ta chịu đựng cơn khát của Chúa Giêsu – Ngài khát khao cứu độ chúng ta. Theo cách này, cầu nguyện giúp chúng ta thấy Chúa Giêsu nơi những người đau khổ, nhất là những người cần có niềm hy vọng. Nếu chúng ta nhạy bén với cơn khát của Đức Kitô, chúng ta có thể nhận ra mình rất đáng chịu đau khổ và giúp đỡ những người đau khổ để làm thỏa cơn khát của Chúa Giêsu.

NGÓN ĐỜI

(Cảm phục Tony Melendez, người đã được Thánh GH Gioan Phaolô II ôm hôn hồi tháng 9 năm 1987 tại California, USA)


Người ta năm ngón tay xinh
Tony năm ngón chân chênh vênh buồn
Chúa không cho ngón tay thon
Nhưng ban hy vọng nên hồn thảnh thơi
Ngón chân đan quyện buồn vui
Nhịp đàn, cung nhạc chảy xuôi dòng tình
Tony dâng Chúa đời mình
Ngài thương đón nhận hy sinh của chàng
Trở nên khí cụ vô thường
Làm vinh danh Chúa bằng dòng nhạc vui
Cây hy vọng nở hoa cười
Bởi có Chúa Trời chăm sóc ngày đêm
Tony tỏa sáng niềm tin
Ý Thiên Chúa vẫn mãi luôn nhiệm mầu

TRẦM THIÊN THU