Friday, February 27, 2015

CA TỤNG HÓA CÔNG

CA TỤNG CHÚA ĐI !

TẠI SAO ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ?

Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa.

Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hằng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá.

Thursday, February 26, 2015

DUY TRÌ NIỀM HY VỌNG

Cuộc đời luôn biến đổi như thời tiết mưa nắng thất thường, con người cũng thay đổi với thất tình và lục dục. Tất nhiên, ai cũng có những lúc buồn sầu, nản chí, sờn lòng, ngỡ như mình đi vào ngõ cụt. Khi đó, chúng ta rất cần được nâng đỡ.

KHI CẦU NGUYỆN

ĂN NĂN

Ăn chay là một dạng ăn kiêng, nhưng ăn chay luôn liên quan ăn năn. Chắc hẳn không ai lại không biết ăn năn là gì. Tại sao? Bởi vì “nhân vô thập toàn,” ai cũng có kinh nghiệm về tội lỗi, thế nên ai cũng đã trải nghiệm việc ăn năn.
Vì CÓ TỘI nên phải ĂN NĂN, nhờ ăn năn mà được THA THỨ, được tha thứ vì được THƯƠNG XÓT, được thương xót thì phải BIẾT ƠN.

ĐỂ ĂN CHAY HIỆU QUẢ

Hằng năm, chúng ta có Mùa Chay để noi gương Chúa Giêsu ăn chay và cầu nguyện trong hoang địa 40 đêm ngày. (Lc 4:1-2) Đây là dịp thuận tiện để chúng ta thực hành dạng hy sinh mới hoặc phong phú hóa đời sống cầu nguyện.

Wednesday, February 25, 2015

CÕI TÌNH

Trần gian một cõi ta bà [*]
Sống mang án tử cõi vô thường này
Vui khi sinh giữa trần ai
Đời chưa vui thỏa đã quay quắt buồn
Già nua, bệnh hoạn, ưu phiền
Thở chưa hết kiếp tiếp liền tử vong

XƯNG TỤNG CHÚA

Tuesday, February 24, 2015

ĐƯỜNG THÁNH GIÁ

Đường Thánh Giá (La ngữ: Via Crucis, Via Dolorosa; Anh ngữ: Way of The Cross, Way of Sorrows, Way of Suffer, Way of Grief) là một trong các nơi thánh.
Đó là con đường mà Chúa Giêsu đã phải vác Thập Giá từ nơi Ngài bị kết án tử tới nơi Ngài bị xử tử bằng cách đóng đinh vào Thập Giá. Đó là nơi hành hương trong thành phố Giêrusalem cổ, và là con đường nổi tiếng từ thời sơ khai của Kitô giáo. Người ta đã muốn theo bước chân của Chúa Giêsu từ giữa thế kỷ IV. Đường Thánh Giá gồm 14 chặng: chín chặng dọc theo con đường và năm chặng ở trong Nhà Thờ Thánh Mộ (Holy Sepulchre).

KINH THÁNH và ÁN TỬ

Kinh Thánh có thực sự đề cập án tử đối với nhiều dạng vi phạm? CÓ và KHÔNG.

Tác giả David Reagan nói: “Rất nhiều người tin rằng Chúa Giêsu chống lại án tử. Theo cách nhìn của cả người đề xuất và người phản đối về án tử, trường hợp này đã khép lại. Chúa Giêsu chống lại án tử hình. Nhưng tôi phản đối. Các thần học gia cũng vẫn sai như thường. Chúa Giêsu đã được tái tạo bởi thế giới hiện đại qua danh nhân Mahatma Gandhi, Mẹ Teresa và Tiny Tim, những người có thể đã không thấy Chúa Giêsu được phác họa rõ ràng trong Kinh Thánh. Chúng ta hãy xem lại hồ sơ.”

Sunday, February 22, 2015

CÁCH YÊU THƯƠNG

Không ai nhìn thấy hoặc có thể chạm vào tình yêu, thế nhưng người ta vẫn tin tình yêu có thật và cảm nhận được. Tuy nhiên, không phải cứ nói yêu là thương, mà phải biết cách yêu thương. Có những cái xuôi mà ngược, thuận mà nghịch, và ngược lại. Ở đây muốn nói về tình yêu thương cốt lõi: Gia đình.

NẾU CHÚA GIÊSU TƯ VẤN HÔN NHÂN

Nếu Chúa Giêsu là nhà tư vấn hôn nhân, Ngài sẽ khuyên bạn làm gì?
1. PHỤC VỤ
Chắc hẳn Chúa Giêsu sẽ khuyên vợ chồng phải phục vụ lẫn nhau, như Thánh Phaolô nói: “Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình” (Ep 5:21-28).

DẤU LỆ SẦU

Saturday, February 21, 2015

VUI BUỒN VỚI XUÂN

Xuân đi, vui cũng đi theo
Còn bao ngày tháng ưu sầu trần gian!
Ai gian khổ, ai bình an
Đâu là công lý, đâu là yêu thương
Làm sao lý giải vô thường
Giữa những bình thường cuộc sống trần gian?
Tin là thấy cái không nhìn
Thưởng là nhận cái mình tin lâu ngày
Đời người bao cảnh đọa đày
Nếu không có Chúa, con đầy cái ngu!
May mà có Chúa nhân từ
Giúp con chịu đựng tháng ngày gian truân
Vui buồn với cả mùa Xuân
Xuân đi, Xuân đến – chỉ còn Giêsu
Lòng Thương Xót ấy diệu kỳ
Sinh nghèo, chết nhục chính là Ngôi Hai

TRẦM THIÊN THU

Friday, February 20, 2015

CAY

Thắp một nén nhang
Tự dưng cay mắt
Là cay mắt thật
Đâu phải cay thường

Không thắp nén nhang
Mắt vẫn cay thật
Lòng cay chua chát
Cay nào cay hơn?

Ớt cay – chuyện thường
Tình cay – chua chát
Tội cay – bi đát
Lòng cay – miên trường

Thursday, February 19, 2015

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

ĐẦU XUÂN

Vì Công Lý chẳng phân minh
Thế gian chưa có Hòa Bình đấy thôi
Mọi điều phải tự lòng người
Hòa Bình – Công Lý, đất trời nên duyên
Chúa Trời là Đấng khởi nguyên
Phải nên hoàn thiện, lệnh truyền Ngài trao
Việt Nam sẽ hóa ca dao
Thế giới dạt dào hạnh phúc, bình an

TRẦM THIÊN THU
Xuân Ất Mùi – 2015

Wednesday, February 18, 2015

ĐÊM XUÂN

Mơn man gió mát giao thừa
Nghinh tân, tống cựu cho mùa Xuân sang
Trời không sao, chẳng có trăng
Tối tăm như thuở hồng hoang ngày nào

CHẾT

Xức tro là xé cõi lòng
Chết cho một thuở hoang đàng, kiêu sa
Chết cho ý nghĩ gian tà
Chết cho lừa dối, điêu ngoa, giả hình

Tuesday, February 17, 2015

HỎI XUÂN

Vui mừng được đón Xuân này
Tạ ơn Chúa xót thương ngày tháng con
Xuân sau còn được hay không
Đó là ơn Chúa xót thương dạt dào
Xuân này còn được nhìn nhau
Xuân sau còn có thể yêu thương người?
Đâu ai khả dĩ trả lời
Tết im, Xuân lặng, người ơi, nói gì?
Hỏi Xuân hay hỏi chính ta
Xuân về, Tết đến, Xuân chờ Tết không?

TRẦM THIÊN THU
Giã từ Giáp Ngọ – 2014, chào đón Ất Mùi – 2015

TẾT ẤT MÙI

Con Dê đứng giữa Giêng Hai
Cọ sừng vào gốc cây Mai bên nhà
Chòm râu lay nhẹ phất phơ
Cho ngày vào Tết đúng mùa Xuân sang
Dê hiền lành thật dễ thương
Trở thành hiến vật vô thường cứu dân
Dê thầm lặng, chẳng thở than
Máu Dê như một dấu son cho đời
Sao Dê bị ghét, hỡi người?
Dẫu đen hay trắng vẫn tươi chữ tình
Con Dê đứng lặng một mình
Mơ ước hòa bình, người biết thương nhau
Mong sao công lý đến mau
Cho đời bớt khổ, xanh màu nghĩa nhân
Ất Mùi xin trọn tình Xuân
Yêu người là thước đo niềm mến tin
Nguyện cầu Thiên Chúa công minh
Tỏa Ánh Công Bình khắp cõi trần gian

TRẦM THIÊN THU
Khoảng Giao Thừa, 2015


CẢM TẠ ĐỨC CHÚA

Monday, February 16, 2015

THẤY CHÚA LÀ TRỌN VUI

TUỔI MÙI

TẾT CHÚA

Giã Từ Năm Cũ, Sám Hối Lỗi Lầm, Quyết Tâm Trở Về Với Chúa Trời Nhân Hậu
Chào Đón Tân Niên, Canh Tân Đời Sống, Chân Thật Tín Thác Nơi Lòng Chúa Xót Thương

Thời gian cứ ngắn dần, mùa Đông lui bước để nhường chỗ cho mùa Xuân. Đó là quy luật muôn thuở.

VẤN ĐỀ NHÂN PHẨM

1. TÔN GIÁO VÀ NHÂN PHẨM

Nhân phẩm là sự cân nhắc chính của Công giáo và Tin Lành. Giáo lý Công giáo khẳng định rằng “nhân phẩm có gốc rễ từ khi người đó được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa.” Giáo hội Công giáo nói: “Mọi người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa đều có nhân phẩm. Quyền thể hiện tự do thuộc về mọi người vì điều đó không thể tách rời khỏi nhân phẩm của người đó với tư cách là con người.”

Sunday, February 15, 2015

XUÂN VIỆT NAM

Đất nước vào Xuân, tổ quốc tôi
Quê hương rạo rực, Việt Nam ơi!
Năm qua đã hết, buồn lui bước
Năm mới vừa sang, có sáng tươi?
Mai, Cúc đua nhau khoe sắc thắm
Trẻ, già náo nức đón Xuân vui

MƯU CHƯỚC

Có lần Chúa Giêsu đã xác định: “Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại” (Lc 16:8). Sự khôn khéo ở đây mang nghĩa xấu, tức là mưu mô, mưu mẹo, toan tính và sắp đặt ngầm để thực hiện điều bất chính. Người ta gọi đó là mưu ma chước quỷ. Con người là sinh vật cao cấp nhất nhưng cũng nhiêu khê nhất vì luôn “biến hóa” với thất tình và lục dục (*).
Cổ nhân đã nói: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (ngậm máu phun người, trước tiên là bẩn miệng mình). Thế nhưng kẻ xấu vẫn làm, bất chấp mọi thứ. Suy nghĩ xấu dẫn tới ước muốn xấu, ước muốn xấu dẫn tới hành động xấu. MÀU liên quan SẮC. Cái gì ĐEN thì TỐI. Thánh Phaolô khuyên: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu” (Rm 13:12). Đó là động thái đặc biệt của Mùa Chay Thánh.

VẾT LĂN CŨ

Mea Culpa! Lỗi Tại Tôi!

Con người thật là yếu đuối, hèn nhát, ngu xuẩn, nhưng lại luôn lên mặt tỏ ra mình ngoan hiền! Điều mình muốn thì không làm, lại cứ làm điều mình ghét, không hề muốn. (x. Rm 7:15) Khốn nạn thân tôi!

Saturday, February 14, 2015

XUÂN MONG

Tết đến, Xuân về thắm sắc Mai
Chim bay, bướm lượn rợp trời mây
Muôn người náo nức chào Xuân mới
Khắp chốn tưng bừng đón Tết này
Khúc nhạc ngân vang thêm rạo rực
Ân tình mến tặng thỏa sum vầy
Mong Xuân đẹp mãi cho đời Tết
Phúc lộc chan hòa chẳng nhạt phai

TRẦM THIÊN THU
Tết Ất Mùi – 2015

MIỀN TỊCH LIÊU

Vườn Dầu tĩnh mịch, hoang vu
Mình Thầy chí thánh Giêsu nguyện cầu
Mồ hôi như máu tuôn trào
Vừa lo vừa sợ khổ đau cận kề
Xin Cha thương xót bỏ qua
Chén kia đắng quá muốn từ chối ngay
Lạc loài giữa cảnh liêu trai
Dẫu khổ đọa đày vẫn quyết xin vâng
Nhiều khi con thấy bâng khuâng
Nhọc nhằn, lận đận, chợt hoang mang nhiều
Thầy ơi, xin đỡ nâng mau
Kẻo con lạc bước giữa chiều trần ai
Khổ đêm nối tiếp khổ ngày
Đôi khi con muốn xuôi tay giữa đời
Một Mùa Chay nữa về rồi
Xin Thầy giúp sức biết cười dù đau
Đời con một chuyến bể dâu
Nhưng con xin quyết bước theo chân Thầy

TRẦM THIÊN THU
Mùa Chay – 2015

MÙA XUÂN và MÙA CHAY


Đông qua, Xuân tới tự nhiên
Đất trời lặng lẽ giao duyên sum vầy
Đón Xuân, ăn Tết, giữ Chay
Vui cùng nhân thế, khóc loài phàm nhân
Trăm năm chồng chất lỗi lầm
Vui Xuân mà vẫn khóc thầm ăn năn
Mùa Xuân tô đẹp trần gian
Mùa Chay thấm đượm Thánh Ân vào hồn
Cầu xin Thiên Chúa chí tôn
Cho Mùa Xuân đẹp khởi nguồn Mùa Chay

TRẦM THIÊN THU
Xuân Ất Mùi – 2015

Ý XUÂN


Xuân về, ăn Tết, giữ Chay
Cùng suy nghĩ mấy câu này mừng Xuân

1. “Đau khổ là đại hồng ân; qua đau khổ, linh hồn trở nên giống Đấng Cứu Độ; trong đau khổ, tình yêu trở nên tinh tuyền; càng chịu đau khổ, tình yêu càng tinh khiết” (Nhật Ký Thánh Faustina, số 57).

2. “Tôi không chú ý lời khen chê của người khác. Tôi cứ theo cảm giác của tôi” (Nhà soạn nhạc Wolfgang Amadeus Mozart, 1756-1791).

3. “Không gì nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt. Tôi thà có kẻ thù khôn!” (Thi sĩ ngụ ngôn Jean de La Fontaine, 1621-1695).

HOÀI NIỆM

VÙNG CẤM ĐỊA

Tôi quen Nhỏ từ khi Nhỏ còn học cấp III. Nhỏ có cái tên chỉ nghe cũng đủ thấy mắt sè cay, hoặc như nếm được vị mặn – mặn chất buồn: Lệ Thủy. Nhỏ hơi “quậy” một chút nhưng hồn nhiên và “dễ chịu.” Tôi ưa gọi Nhỏ là “Thủy quậy.” Ở lứa tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” như Nhỏ thì thường có cái đầu “cứng” như sáp nguội. Tuy không nói ra nhưng tôi luôn đinh ninh là sẽ “biến hóa” cho cái đầu của Nhỏ “mềm” ra như băng gặp nắng nóng.

CÔNG SỨC

Sau khi để cho “cái tôi” nổi dậy, Ông Bà Nguyên Tổ đã bất tuân phục Thiên Chúa vì nghe lời đường mật của ma quỷ. Họ xấu hổ nên tránh mặt Đức Chúa. Và rồi Ngài ra nghiêm luật, đồng thời cũnh nhắc nhở về “thân phận” của họ: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.” (St 3:19)

Friday, February 13, 2015

XUÂN TÂM LINH


Xuân về gợi mở tâm linh
Nảy mầm thánh đức say tình Giêsu
Xuân hồng ân đẹp thiên thu
Thi ca êm ả nhẹ ru lòng người
Xuân về ấm áp đất trời
Hương kinh thánh thiện sáng ngời đức tin
Hoa lòng dâng kính trọn niềm
Vui Xuân dương thế, vọng Xuân Thiên Đường

VIỄN DZU TỬ

Thursday, February 12, 2015

THỰC PHẨM CẤM TRONG ẤN GIÁO

Trong các thực phẩm của Ấn giáo được chia thành ba loại là Sattvic, Rajasic, hoặc Tamasic, nhưng cũng có thể được dùng kết hợp. Có một số thực phẩm bị coi là làm tổn hại cơ thể và tinh thần. Thực phẩm Sattvic là loại ăn thường xuyên, thực phẩm Rajasic là loại ăn vừa phải, và thực phẩm Tamasic là loại ăn rất ít.

Wednesday, February 11, 2015

VỆ SINH

Vệ sinh là việc làm cần thiết, không chỉ để giữ sức khỏe riêng mà còn giữ môi trường sạch đẹp, đặc biệt là giữ phép lịch sự tối thiểu đối với người khác và cũng là tự trọng. Tuy nhiên, điều gì thái quá thì cũng bất cập, cái gì cũng có giới hạn của nó. Thậm chí cái mà chúng ta gọi là “tự do” cũng có giới hạn của tự do, vì không thể làm bất cứ điều gì theo ý mình rồi lấy cớ là “quyền tự do”.
Thiên Chúa ban cho mọi người như nhau về sự bình đẳng và quyền tự do, nhưng con người đã lạm dụng nên bị hạn chế, cái giới hạn không ai có thể cưỡng lại được là sự chết. Ai cũng phải chết! Chính cái chết là thất bại lớn nhất và là nỗi đau khổ nhất của con người.

HAI NỬA ĐỜI CON

Con như Sao-lê ngã ngựa
Khi đang trên đường-kiêu-sa
Mắt không thể nhìn thấy nữa
Thực sự con đã mù lòa

CHỮ TÌNH YÊU

Chúa đã tạo ra con bằng đất sét
Mai lại đưa về cát bụi mà thôi [1]
Kiếp phàm nhân bọt bèo khoảng buồn, vui
Đời nhân thế sẽ phải về cát bụi! [2]

Nước mắt mặn suốt trăm năm lầm lũi
Sáng, trưa, chiều là những chuỗi nhiêu khê
Như Phù Dung chóng tàn, chẳng là gì
Nhưng may mắn vẫn được Ngài thương xót

Monday, February 9, 2015

HÃY NHỚ MÌNH LÀ BỤI TRO!

Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro bằng nghi thức xức tro. Tuy không bắt buộc theo truyền thống, nhưng đó là ngày thánh, không tới nhà thờ để được xức tro thì những người có tâm hồn đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, cảm thấy có lỗi với Chúa. Ngay cả những người không thường xuyên tới nhà thờ cũng cố gắng bắt đầu thể hiện mùa Chay bằng việc chịu tro. Tây phương xức tro bằng cách vẽ hình Thánh giá trên trán, còn Việt Nam thường bỏ một ít tro trên đầu.

Sunday, February 8, 2015

TẤM LÒNG MÙA CHAY

Con nay biết tội mình rồi
Cầu xin Thiên Chúa nhậm lời nài van
Rửa con sạch hết tội khiên
Tha thứ lỗi lầm con trót vương mang
Mê trần thế, sống hoang đàng
Trắng tay con hóa cùng đường. Khốn thay!

Saturday, February 7, 2015

THẢO DƯỢC THỜI CHÚA GIÊSU

Người ta cho biết rằng thuốc dùng trong thời Chúa Giêsu ảnh hưởng nhiều bởi tiêu chuẩn y dược của Hy Lạp (*). Người Hy Lạp đã cách mạng hóa khái niệm và cách áp dụng thuốc, cũng ảnh hưởng người La Mã thời Chúa Giêsu. Đa số thuốc Hy Lạp liên quan 4 loại chất lỏng, hoặc “thể dịch” (humor), trong cơ thể con người (máu, đờm, mật đen, và mật vàng). Đa số thuốc dùng trong thời đó liên quan việc thay đổi mức độ các chất lỏng. Do đó, rất thông dụng việc chữa trị như trích máu, làm ói mửa, tắm rửa, làm nóng, làm mát, và làm toát mồ hôi.

TỔ HỢP PHÍM CHỨC NĂNG

Tạo mới, chỉnh sửa, lưu văn bản

1. Ctrl + N Tạo mới một tài liệu.
2. Ctrl + O Mở tài liệu.
3. Ctrl + S Lưu tài liệu.
4. Ctrl + C Sao chép văn bản.
5. Ctrl + X Cắt nội dung đang chọn.
6. Ctrl + V Dán văn bản.
7. Ctrl + F Bật hộp thoại tìm kiếm.
8. Ctrl + H Bật hộp thoại thay thế.
9. Ctrl + P Bật hộp thoại in ấn.
10. Ctrl + Z Trả lại tình trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh cuối cùng. 
11. Ctrl + Y Phục hồi hiện trạng của văn bản trước khi thực hiện lệnh Ctrl + Z. 
12. Ctrl + F4; Ctrl + W; Alt + F4 . Đóng văn bản, đóng cửa số Ms Word.

NIỀM XUÂN

Ngày Xuân gói kín nỗi niềm
Nụ cô đơn nở êm đềm như Mai

Cuộc đời hóa kiếp đọa đày

Xuân thắm nơi này, Tết ở nơi đâu?

Thương người nặng gánh ưu sầu

Tơ lòng trăm mối, làm sao vui mừng!

Cầu xin Thiên Chúa xót thương

Ban thêm sức mạnh đỡ nâng Xuân này

Cho người nghèo khó loay hoay

Cũng được vui vầy đón Tết, mừng Xuân


TRẦM THIÊN THU
Xuân Ất Mùi 2015