Thursday, April 30, 2015

LỮ HÀNH

TRẦM KHÚC

ĐƠM HOA KẾT TRÁI VÌ NƯỚC TRỜI

Thánh Giêrônimô nói: “Người ta có thể có của cải, có thể uống những ly bằng vàng, mặc đồ sang trọng, được người ta tán dương, họ thấy không thể cạn kiệt của cải dù có ăn chơi phóng túng; nhưng niềm vui chính của chúng ta là suy niệm Luật Chúa đêm ngày…”

Wednesday, April 29, 2015

ĐỨC THÁNH GIUSE

Tháng Năm về, những giọt mưa đầu mùa gội mát con người sau những cơn nóng như “chảo lửa,” và rồi ngàn hoa khoe sắc thắm. Đặc biệt hơn, Tháng Năm có ngày Mồng Một, với thế giới là ngày Quốc tế Lao động, với người Công giáo là ngày lễ Đức Thánh Giuse – Người Lao Động.

Đức Thánh Giuse là hôn phu hợp pháp của Đức Maria, nhưng cả hai đều khấn giữ mình đồng trinh. Các ngài chung sống với nhau nhưng luôn coi nhau như anh em. Đức Thánh Giuse là “vệ sĩ” và là dưỡng phụ của Chúa Giêsu.

HOA

HOA LÒNG

Hoa lòng dâng kính Mẹ yêu
Là từng ngày tháng gian lao vơi đầy
Noi gương Mẹ sống miệt mài
Xin vâng Thánh Ý không sai chút nào
Nhất tâm tuân thủ trước sau
Yêu người, mến Chúa, sớm chiều cậy tin
Hoa lòng sướng, khổ, vui, buồn
Kính dâng Mẹ trọn xác hồn đời con

ĐỨC THÁNH PHU QUÂN

“Cứ đến với ông Giuse. Ông bảo gì, các ngươi hãy làm theo!” (St 41:55)

Đức Thánh Cả Giu-se
Là Phu quân Đức Mẹ
Là Dưỡng phụ Thiên Tử
Đức Giê-su Ki-tô

Cha Giu-se trầm lặng
Lao động rất chuyên cần
Nhưng nói năng rất ít
Người công chính tuyệt luân

Sunday, April 26, 2015

THOÁNG SUY TƯ

Đời người như viên đá cuội lăn mòn trên những con dốc đời, rồi một ngày nằm chết lẻ loi bên vệ đường mà vẫn trăn trở, vì bao mơ ước chưa trọn vẹn!

Đó là bản tính tự nhiên nơi con người, nhất là ở những người muốn thắng vượt chính mình, khao khát đổi mới chính mình trước tiên: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

SỢI TÌNH

Mạng nhện là thứ rất bình thường, thậm chí còn bị người ta ghét, vì làm bẩn nhà cửa, nhưng nó lại mặc nhiên có mối liên kết kỳ diệu dạy chúng ta bài học giá trị.
Mạng nhện là cái bẫy bắt mồi vô cùng hữu ích của loài nhện, bất kỳ con côn trùng hay sâu bướm nào lỡ rơi vào cái bẫy này, ngay lập tức chúng sẽ bị dính chặt mà không thể nào thoát ra được. Tuy nhiên, chính con nhện luôn tiếp xúc với mạng nhện, nhưng nó lại không hề bị dính. Các khoa học gia phát hiện loài nhện còn khéo léo dệt thêm các sợi tơ trắng trang trí bắt chéo như một thủ thuật nhằm bảo vệ hệ thống mạng của chúng khỏi bị hư hại. Các khoa học cũng phát hiện các mạng nhện tinh xảo còn có thể tạo ra âm thanh như một nhạc cụ dây. Thật kỳ lạ!

Saturday, April 25, 2015

MƯỜI THƯƠNG

(Ca dao biến thể)

Một thương tóc đỏ “hai-lai”
Hai thương ăn tạp, nói dai, lắm mồm
Ba thương má phấn, môi son
Bốn thương tính “chảnh”, lên cơn ngang tàng
Năm thương cổ lắm vòng vàng
Sáu thương quần áo đúng “hàng hiệu” luôn
Bảy thương nết xấu lăng loàn
Tám thương ăn vặt, nói toàn linh tinh
Chín thương đi đứng ngông nghênh
Mười thương con mắt long lanh liếc lườm

TRẦM THIÊN THU

Friday, April 24, 2015

CHÚA và BÉ

Chúa hỏi Bé: “Con có yêu mến Chúa?”
Bé trả lời: “Con yêu Chúa nhất đời”
Chúa nhìn bé trìu mến nở nụ cười
Bé khúc khích, nắm chặt bàn tay Chúa

Nắng buổi sáng tươi sắc vàng rực rỡ
Chúa và Bé cùng thân mật chuyện trò
Bé hồn nhiên, lời chân thật, đơn sơ
Chúa ân cần yêu thương ôm lấy Bé

Bé hỏi Chúa: “Sao Chúa thương con thế?”
Chúa trả lời: “Con giản dị, khiêm nhu”
Bé sung sướng ngồi sát Chúa, ấp e:
“Chúa giúp con sống tốt lành, Chúa nhé!”

CHÚA YÊU THIẾU NHI

Chúa Giêsu yêu thiếu nhi
Kinh Thánh nói rõ như thế
Con luôn được Ngài yêu quý
Thật là hạnh phúc biết bao!


Hằng ngày Ngài vẫn dõi theo
Từng hoạt động, từng suy nghĩ
Khi học, khi chơi, khi ngủ
Ngài thật chu đáo quá đi!

Chúa Giêsu còn thứ tha
Khi con ham chơi, lầm lỗi
Dẫu biết con luôn yếu đuối
Nhưng Ngài chẳng chấp chi đâu

Thursday, April 23, 2015

KHÚC LỮ HÀNH

ĐEN TRẮNG

Những con chiên trắng thơm tho
Kẻ yêu, người quý, vỗ về, nâng niu
Chiên đen đơn độc buồn thiu
Kẻ khinh, người ghét, quạnh hiu, lạc loài
Chiên đen bất chợt mỉm cười
Tạ ơn Thiên Chúa suốt đời tìm luôn

SUỐI NGUỒN TÌNH THƯƠNG

Mượt mà đồng cỏ xanh rì
Trong lành dòng suối bốn mùa chảy êm
Suối Tình chan chứa ngày đêm
Nguồn Thương sâu thẳm vô biên muôn đời
Giê-su Mục Tử tuyệt vời
Con xin tín thác kiếp người của con

ĐÔI TAY CẦU NGUYỆN

Albrecht Durer là một họa sĩ và điêu khắc gia nổi tiếng của nước Ðức vào thế kỷ thứ 16. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đó là bức tranh “Ðôi Tay Cầu Nguyện.”

Sự tích của họa phẩm này như sau: Thuở hàn vi, Durer kết nghĩa với một người bạn chí thân. Cả hai đã thề thốt là sẽ giúp nhau trở thành họa sĩ. Ðể thực hiện ước nguyện đó, người bạn của Durer đã chấp nhận làm thuê làm mướn đủ cách để kiếm tiền cho Durer ăn học thành tài. Theo thỏa thuận, sau khi đã thành công, Durer cũng sẽ dùng tiền bạc của mình để giúp cho người bạn ăn học cho đến khi thành đạt.

MÙI LẠ

Cậu lễ sinh tròn mắt nhìn linh mục xứ:

– Ôi, cha có mùi gì lạ thế?

– Mùi gì?

– Con không xác định được, nhưng hình như là mùi... heo!


Linh mục cười và xoa đầu cậu bé:

– À, tưởng gì. Cha mới tắm cho mấy con heo bên nhà hàng xóm, mùi heo là tất nhiên rồi!

– Sao cha lại làm việc ấy?

Wednesday, April 22, 2015

SIÊU THỰC PHẨM MÙA HÈ

Thực phẩm không chỉ cần thiết để chúng ta sống mà còn khiến chúng ta khỏe mạnh. Tuy hiên, có thứ hợp với người này mà không hợp với người khác, và ngược lại. Mỗi mùa cũng có những loại thực phẩm đặc thù, và có những loại thực phẩm nên sử dụng vào mùa này mà nên tránh ăn vào mùa khác. Đây là vài loại tốt cho sức khỏe trong mùa hè, khi mà khí trời oi ả, nóng bức,...
1. ĐẬU BẮP
Đậu bắp (okra, gumbo – có người gọi là cà gồm) là loại bình thường nhưng không tầm thường, rất có lợi cho sức khỏe và giàu dưỡng chất. Người ta coi nó như dược thảo. Một chén đậu bắp chỉ chứa 33 calo, nhưng nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, và folate. Đậu bắp giàu chất chống ô-xít hóa giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đường, chứng thiếu máu, bệnh hen suyễn, và cao cholesterol.

BỆNH BAO TỬ (Dạ Dày)

Với nhịp sống bây giờ, con người làm việc căng thẳng, người bị mắc bệnh đau dạ dày đang ở mức báo động. Nó có thể chiếm tới 10% dân số, tức cứ 10 người lại có 1 người đau dạ dày. Vì thế ta cần phải có chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đau dạ dày và sau đây là chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày.

Đau bụng sau khi ăn (đau dạ dày) nếu không điều trị dứt điểm, các cơn đau sẽ xảy ra khá thường xuyên, dẫn đến giảm cân và làm cho cơ thể bị suy yếu. Đau dạ dày thường đi kèm với đau bụng liên tục và có xu hướng lan rộng đến vai, ngực và cổ.

CHÚA HỎI CHÚNG TA ĐIỀU GÌ?

Tại sao Chúa hỏi chúng ta? Phải chăng Ngài không biết nên phải hỏi dò hoặc trắc nghiệm? Chắc chắn KHÔNG phải như vậy, vì “Thiên Chúa thấu suốt mọi sự” (Sbn 28:9; Gđt 8:14; Et 5:1; 2 Mcb 7:35; 2 Mcb 9:5; 2 Mcb 12:22; 2 Mcb 15:2; G 28:27; Tv 139:2; Cn 16:2; Cn 21:2; Cn 24:12; Kn 1:6; Kn 7:23; Hc 23:19; Hc 42:20; Gr 11:20; Gr 20:12). Vậy tại sao Ngài vẫn hỏi? Vì Ngài muốn chúng ta thật lòng với Ngài và chân nhận “tình trạng” của mình. Càng thật lòng thì càng được thương xót. Tội lỗi đối với Ngài chỉ là “chuyện nhỏ”.
Và đây là những điều Thiên Chúa dang hỏi mỗi chúng ta. Hãy chú ý lắng nghe và thật lòng trả lời Ngài!

Tuesday, April 21, 2015

ĐỒNG XANH YÊU THƯƠNG

CẦU CHO LINH MỤC

Đây thiên chức Linh mục
Thật cao quý biết bao!
Là con người trần tục
Mà được Chúa nâng cao

            Mệnh danh Kitô khác (*)
            Đừng sống khác Kitô
            Noi gương Chúa nhân hậu
            Lòng thương xót bao la

Xin thánh hóa Linh mục
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi
Biến họ thành ngọn đuốc
Để soi sáng cuộc đời

            Xin Ngài thương nâng đỡ
            Giúp họ biết dấn thân
            Luôn phụng sự Chân lý
            Và phục vụ tha nhân

TRẦM THIÊN THU
(*) Alter Christus.

BỐN MÙA ĐỜI CON

Xin ban sức mạnh cho con
Để con sống trọn đoạn đường trần gian
Dù năm tháng lắm gian truân
Hồng ân Chúa giúp bước chân không lùi
Khi hạnh phúc giữa Xuân vui
Khi buồn nhìn nắng ngậm ngùi Hạ sang

CẢM NHẬN MƯA

Mưa gieo vào cõi đất
Nảy triệu hạt mầm xanh
Những tế bào cuộc sống
Phát triển tình mông mênh

ĐỜI DÂNG HIẾN

Nghe lời Thiên Chúa gọi mời
Bồi hồi dấn bước vào đời hiến dâng
Vững tin Đức Chúa chí nhân
Vì lời Ngài đã vang ngân nói rằng:
“Đừng lo sợ, hãy lên đường!
Tên ngươi Ta gọi, phần riêng Ta rồi” [*]

15 SỰ THẬT BUỘC PHẢI CHẤP NHẬN

1. Một số quan hệ sẽ hạnh phúc – Một số khác sẽ trở thành bài học.

Dù thế nào thì bạn cũng đừng hối tiếc vì biết một người . Mỗi người bạn gặp đều dạy cho bạn một đều gì đó rất quan trọng.

2. Đến lúc khó khăn – Một số người sẽ rời bỏ bạn.

Sẽ có rất nhiều người ở xung quanh bạn lúc thuận lợi, nhưng lúc bạn khó khăn, ai ở lại với bạn, giúp đỡ bạn thì mới thật sự là người bạn tốt của bạn.

Sunday, April 19, 2015

QUYỀN HÀNH và TRÁCH NHIỆM

Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, là Cửa cho chiên ra vào, (Ga 10:7) ai qua cửa đó thì được cứu và gặp được đồng cỏ xanh rì, (Ga 10:7) Ngài đã xác nhận: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14:6) Ngài là Chủ Chiên, là Mục Tử Nhân Lành, nên Ngài có quyền đối với đoàn chiên, nhưng quyền của Ngài là “quyền hy sinh” và “quyền yêu thương” – đặc biệt là “yêu thương đến cùng.” (Ga 13:1)
Xã hội loài người có nhiều loại quyền, cơ bản nhất là nhân quyền – quyền của con người. Mọi người đều bình đẳng, vì ai sinh ra cũng có nhân phẩm và nhân vị. Nhà có gia phong, nước có quốc pháp, nhóm có nội quy. Mỗi quốc gia có ba quyền cơ bản: Quyền lập pháp, quyền tư pháp, và quyền hành pháp.

VIỆT NAM


Lạc Việt tung hoành khắp đất trời
Rồng Tiên bay lượn mãi không ngơi
Năm châu, bốn bể, đâu cũng có
Hai tiếng Việt Nam đẹp tuyệt vời

TRẦM THIÊN THU
Tháng Tư – 2015

Saturday, April 18, 2015

THÁNH CATARINA – BÍ QUYẾT TUÂN PHỤC

Ngày 29 tháng Tư là lễ Thánh Catarina Siena (1347-1380), người Ý, Tiến sĩ Giáo Hội. Bà là nhà thần bí, và là người suốt đời cổ vũ việc tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa. Bà sống từ hơn 600 năm trước, nhưng linh đạo của bà thâm thúy và đã trở nên di sản của Giáo Hội. Đặc biệt là mối quan hệ của bà với Chúa Cha thông qua việc bà tin vào Đức Kitô chịu đóng đinh, mối quan hệ này giúp chúng ta tái đánh giá thái độ của mình đối với Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, sự vâng lời của Đức Kitô và chịu đau khổ vì Chúa.

TRINH NỮ CATARINA (lễ ngày 29-4)

TIẾN SĨ ĐỒNG TRINH (lễ ngày 29-4)

NHỊP CHUÔNG TIỄN BIỆT

Giáo đường kinh vọng ngâm nga
Nhịp chuông tiễn biệt chậm đưa linh hồn
Khói bay, nến sáng tử môn
Bao lời thương tiếc cho tròn ước mơ

Ngoài kia gió thổi vào khuya
Phàm nhân một kiếp ai vừa dừng chân
Bóng đời ẩn hiện gian trần
Hết rồi kiếp sống phàm nhân một đời

Xe tang ôm chặt quan tài
Tay ai tràng hạt dâng lời nài van
Mong người về cõi bình an
Ru hồn vào giấc vĩnh hằng trường sinh

Friday, April 17, 2015

CHUỖI MAI CÔI

Chuỗi Mai Côi
Chiếc điện thoại thông minh hiện đại
Khả dĩ liên kết mọi người hết thảy
Kẻ xa người gần, kẻ lạ người quen 
Chuỗi Mai Côi
Cây tiểu liên siêu nguyên tử
Khả dĩ phá tan mọi sự dữ
Quỷ vương cũng phải thoái lui 
Chuỗi Mai Côi
Sợi dây liên kết yêu thương thánh thiện
Trái tim tội lỗi cũng được thánh hiến
Giao hòa đất thấp trời cao 
Chuỗi Mai Côi
Bản tổng phổ các mầu nhiệm
Lời Xin Vâng đời con cũng thể hiện
Khi Sáng, khi Vui, khi Thương, khi Mừng 
TRẦM THIÊN THU
+ GHI CHÚ :
Dictionarium Anamitico Latinum của ĐGM AJ. L. Taberd (năm 1838) không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896 có từ Môi Khôi, được định nghiã là (1) hoa hồng; (2) loài ngọc qúy. Ông ghi chú thêm: phải đọc là Mai, không nên đọc là Môi. Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa-minh (năm 2002) định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: Tràng Hoa Hồng. Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm (năm 2007) định nghiã các từ Môi Khôi, Mân Côi, Môi Côi, Mai Khôi: Hoa Hồng.
Hán Việt đọc là Mai hay Mân, nhưng Mai là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh, của Ban Tu Thư Nghiã Thục, của Huỳnh Tịnh Paulus Của đều chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm đều viết Mai hay Mân là . Bô Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau . Có nghiã là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng viết dùng Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc.
Tóm lại, theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất. Các từ Mân, Môi hoặc Văn chỉ là âm khác của từ Mai.

Thursday, April 16, 2015

VẦNG TRĂNG GIÊSU

Nguyệt lai môn hạ nhàn (*)
Chữ “môn” ôm chữ “nguyệt”
Cảnh thơ mộng thật tuyệt
Bên cửa sổ ngắm trăng

Đêm xuống chợt mênh mang
Trong trẻo vạt ánh sáng
Vương chút gì lãng mạn
Vầng Nguyệt rằm giữa khuya

Lưu ly khoảng thi ca
Ẩn hiện trong khoảng lặng
Giai điệu vẫn trầm lắng
Nhưng vang khúc hòa âm

Nguyệt lai môn hạ nhàn
Cuộc đời thật thanh thản
Không bon chen, thù hận
Lòng đầy ắp yêu thương

Ôi, Vầng Nguyệt Vĩnh Hằng
Là Giêsu Đức Chúa
Đấng xót thương muôn thuở
Dẫu con là tội nhân

Chúa là Ánh Trăng Rằm
Sáng lung linh ân sủng
Cho hồn con vui sống
Hưởng Suối Tình vô biên

TRẦM THIÊN THU

(*) 月 來 門 下 閒 là câu thơ trong thi phẩm “Chữ Nhàn” của lão thi Nguyễn Công Trứ. Chữ “nguyệt” () nằm trong chữ “môn” () thành chữ “nhàn” (), ý nói người nhàn là người thảnh thơi ngắm trăng qua cửa sổ.

TẤT NHIÊN

Cu-ba nghèo rớt mùng tơi
Vì đâu nên nỗi, hỡi người Cu-ba?
Giờ hết chịu nổi chứ gì?
Thế nên phải lụy Hoa Kỳ đấy thôi
Cuộc đời nghĩ cũng nực cười
Mạnh miệng nói lời mà phải “buông tay”
Các “đàn anh” phải chết ngay
Cu-ba cũng chỉ là loài tép riu

THÔNG CÁO VỀ “SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI”

TÌNH YÊU – MỘNG và THỰC

Tình yêu là loại hình văn hóa cao cấp nhất của con người. Tuy nhiên, “mộng” quá thì mất “thực,” hoặc ngược lại. Mộng là cái “ảo,” cái “hư,” nhưng vẫn là cái “thực.” Đó là mộng-của-thực và thực-của-mộng. Nói đến tình yêu thường được liên tưởng ngay tới tình yêu nam nữ và tuổi trẻ.

VÒNG TRÒN TÌNH YÊU

Wednesday, April 15, 2015

Thánh Ca: KHUÔN MẶT THƯƠNG XÓT

KHUÔN MẶT THƯƠNG XÓT

(Tông chiếu Misericordiae Vultus của ĐGH Phan-sinh)

KHUÔN vàng thước ngọc Lòng Thương Xót
MẶT Giêsu đầy vết dấu yêu
THƯƠNG ai khốn khổ, yếu đau
XÓT ai tội lỗi, lao đao bước đời

Kiếp phàm nhân lạc loài, ngu muội
Cúi xin Ngài dẫn lối đưa đường
Lạy Giêsu, Đấng xót thương
Con xin tín thác, tựa nương nơi Ngài

TÔNG CHIẾU MISERICORDIÆ VULTUS

KHUÔN MẶT THƯƠNG XÓT

Phanxicô, Giám Mục Rôma, tôi tớ của các tôi tớ Chúa, gởi Ân Sủng, Lòng Thương Xót và Bình An đến những ai đọc thư này.

1. Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của đức tin Kitô. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu thành Nagiarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài. Chúa Cha, “giàu lòng thương xót” (Eph 2: 4), sau khi đã mạc khải danh Ngài với Môisê như là “một Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34: 6), đã không ngừng thể hiện, bằng nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử, bản tính Thiên Chúa của Ngài. Vào “thời viên mãn” (Gal 4: 4), một khi tất cả mọi thứ đã được sắp xếp theo đúng kế hoạch cứu rỗi của Ngài, Ngài đã sai Con Một Ngài xuống thế gian, sinh bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria, để biểu lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta một cách quyết liệt. Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giêsu cũng là thấy Chúa Cha (x Ga 14: 9). Chúa Giêsu thành Nagiarét, qua lời nói, hành động, và toàn bộ con người của Ngài [1] đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa.

NẾU BẠN MUỐN BỎ CUỘC !

Mới đầu, mọi người đều phải vác một cây thập giá nặng đè trên vai và chậm chạp bước về phía trước.

Trên đường đi, một thanh niên dần dần dừng lại và suy nghĩ: “Chúa ơi, nó nặng quá! Cho con đẽo bớt nó được không?”

Tuesday, April 14, 2015

5 PHÉP LẠ CHỨNG TỎ CÓ THIÊN CHÚA

Hằng ngày phép lạ vẫn không ngừng xảy ra xung quanh chúng ta. Thế giới chúng ta đang sống đầy các phép lạ của Thiên Chúa. Nếu bạn suy nghĩ về công cuộc sáng tạo của Ngài, bạn sẽ vô cùng kinh ngạc.

1. SỰ SỐNG HUYỀN NHIỆM

Monday, April 13, 2015

TỈNH NGỘ

Cuộc đời là bến mê lầm. Sai một ly, đi một dặm. Phải luôn cố gắng tỉnh thức để thoát khỏi mọi cạm bẫy. Thoát ly như vậy là tỉnh ngộ – thoát khỏi ngu muội. Điều này vô cùng cần thiết, vì chính Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu hèn.” (Mt 26:41; Mc 14:38)